PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


content02.ideas

content02.ideas
MemBer
MemBer
Sụn khớp được cấu tạo từ các tế bào sụn và chất căn bản. Nó có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong các khớp, tương tự như lò xo giảm chấn, giảm lực tác động lên các xương, giúp các xương không va chạm trực tiếp với nhau. Vậy đâu là phương pháp luyện tập với các dụng cụ ngoài trời thích hợp?

Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn mãn tính khiến tổn thương các sụn và các mô ở xung quanh khớp. Đây là tổn thương phổ biến nhất trong số hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Thống kê cho thấy có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% trên 65 tuổi, và 85% trên 85 tuổi ở Việt Nam bị thoái hóa khớp.

Nguyên nhân khiến cho các khớp bị thoái hóa

Bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân thoái hóa khớp nguyên phát

Liên quan tới độ tuổi, khi hàm lượng nước trong các sụn khớp tăng dần, hàm lượng và chất lượng protid giảm khiến sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Việc vận động trong thời gian dài cũng khiến sụn bị tổn thương, gây nứt, bong, tiêu biến sụn, làm gia tăng ma sát, gây đau và thoái hóa.

Nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát

- Di truyền: Người bị thoái hóa khớp có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn, dẫn tới hao hụt sụn khớp, quá trình thoái hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn tạo nhiều áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là khớp gối, hông, và cột sống.
- Chấn thương: Các tổn thương do ngoại lực là điều kiện thuận lợi để gia tăng tình trạng thoái hóa.

- Sử dụng khớp nhiều: Những người làm việc nặng, việc thủ công có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay và chân cao hơn do sử dụng khớp quá nhiều, tần suất cao.

- Do ảnh hưởng của các bệnh lý xương khớp khác: Người bị viêm khớp dạng thấp là đối tượng có nhiều khả năng bị thoái hóa. Ngoài ra là một số tình trạng hiếm gặp khác, điển hình là dư thừa hóc môn tăng trưởng.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng thoái hóa khớp thường tiến triển chậm và mức độ gia tăng nặng dần theo thời gian. Các dấu hiệu thường gặp nhất gồm:

Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng bị đau trong khi vận động hoặc sau đó, cơn đau ẩm ỉ và giảm dần khi người bệnh dừng hoạt động. Về lâu dài, các cơn đau có xu hướng tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh.

- Cứng khớp: Triệu chứng này nhận biết rõ nhất khi người bệnh thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.

- Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Cảm giác nóng ran và nghe như có tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi vận động.

- Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp thường kèm theo sưng tấy, biến dạng khớp cũng như các vùng cơ thể xung quanh. Nếu không vận động trong một thời gian dài sẽ dẫn tới teo cơ, đầu gối lệch trục.

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác:

- Bệnh gout: Các thay đổi ở sụn dẫn đến hình thành thay đổi tinh thể urat natri trong khớp dẫn tới khớp và sưng đau.

- Trầm cảm: Đau do viêm khớp có mối liên hệ mật thiết với trầm cảm.

- Tăng cân: Khớp bị sưng đau dẫn tới việc người bệnh có xu hướng ít vận động, làm gia tăng nguy cơ béo phì.

- Rối loạn giấc ngủ: Những cơ bị đau khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ.

- Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp khiến hình thành các tinh thể canxi lắng đọng ở trong sụn làm cho tình trạng viêm nặng hơn, dẫn tới đau cấp tính.

Một số biến chứng khác bao gồm: Hoại tử, gãy xương, chảy máu, nhiễm trùng, gân và dây chằng quanh khớp bị thương tổn.

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Để chẩn đoán khớp thoái hóa các bác sĩ thường dựa vào:

- Các yếu tố nguy cơ: Phát hiện có gai xương ở rìa khớp, có dịch thoái hóa, dấu hiệu cứng khớp trên 30 phút, có tiếng động khi cử động khớp.

- Biểu hiện lâm sàng: Tràn dịch khớp (do phản ứng viêm của màng hoạt dịch), biến dạng khớp (do xuất hiện gai xương).

- Chụp X-quang có thể nhận thấy các giai đoạn của bệnh. Giai đoạn 1 là khi xuất hiện gai xương nhỏ. Giai đoạn 2: Gai xương rõ ràng. Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa phải. Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo xơ xương dưới sụn..

- Siêu âm khớp: Kiểm tra rõ ràng tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch, phát hiện các mảnh vụn trong ổ khớp.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)): Phát hiện các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

- Nội soi khớp: Phân biệt thoái hóa với các bệnh lý khớp khác.

- Xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.


Phòng ngừa thoái hóa khớp

Mặc dù bệnh thoái hóa khớp có vẻ phổ biến hơn khi chúng ta có tuổi, nhưng đây cũng không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Việc phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sẽ giảm tác động tiêu cực của bệnh, tăng cường chất lượng sống

Để phòng ngừa thoái hóa khớp thì các việc cần làm là:

- Kiểm soát trọng lượng: Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý. Nghiên cứu cho thấy nữ giới béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao gấp 4 lần so với người bình thường; Còn ở nam giới là gấp 5 lần. Trong khi đó, giảm 5% trong lượng cơ thể cũng giảm đáng kể áp lực cho đầu gối, hông, lưng dưới.

- Tránh chấn thương: Chấn thương không được điều trị phù hợp, chấn thương khi còn trẻ có thể ảnh hưởng và gây thoái hóa khớp khi về già.

- Ăn uống khoa học: Dinh dưỡng tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khớp, đồng thời giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các bạn nên tăng cường Axit béo omega-3, vitamin D, rau xanh, trái cây.

Người bị bệnh thoái hóa khớp có nên tập luyện ngoài trời ?
Một chế độ luyện tập phù hợp giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe tổng quan, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp các khớp linh hoạt hơn. Các bài tập cụ thể sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi người. Vận động khi bị thoái hóa xương khớp ưu tiên nhẹ nhàng. Tập mạnh sẽ tạo ra sự đè ép lớn lên bề mặt các sụn khớp bị thoái hóa, tạo ra sang chấn ở hai đầu xương, dẫn tới viêm khớp, đau khớp.

Người bệnh thoái hóa khớp nhẹ có thể áp dụng việc tập luyện như trước đây nhưng với cường độ vừa phải và giảm sức nặng. Người bệnh nặng nên chuyển sang các môn thể thao có tính chất vận động nhẹ nhàng đạp xe, bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh.

- Đi bộ ngoài trời: Người bệnh nên chọn địa hình bằng phẳng, mang giày có đế thấp, độ bám tốt. Trước khi đi bộ cần khởi động khoảng 10 phút. Sau khi tập cần massage để giãn cơ trước khi dừng hẳn. Chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, nghỉ nếu thấy đau, không nên cố quá để tránh làm tổn thương khớp.

- Đạp xe ngoài trời: Chỉnh yên ở độ cao vừa phải, đạp đều đặn trong 15 – 30 phút. Bài tập với xe giúp tăng cường vận động cho khớp háng, đầu gối, cổ chân, kích thích sản sinh hoạt dịch bôi trơn khớp.

- Các môn khác: Ngoài đi bộ, đạp xe thì người bệnh có thể tập yoga, khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, bơi lội, hoặc sử dụng các máy tập thể dục ngoài trời. Trong các khu chức năng chuyên về máy tập ngoài trời có nhiều loại dụng cụ khác nhau, hỗ trợ tập toàn thân hoặc chuyên sâu cho từng bộ phận trên cơ thể. Người bệnh thoái hóa khớp có thể sử dụng máy tập đi bộ, xe đạp thể dục, bàn xoay tập khí công dưỡng sinh, thiết bị massage cổ - lưng – eo – chân…




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết