PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


content02.ideas

content02.ideas
MemBer
MemBer
Từ lâu tục lệ thờ cúng ông bà, tổ tiên được con cháu giữ gìn tiếp nối tự đời này qua đời khác. Bát hương là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên ban thờ. Vậy bát hương là gì? Ý nghĩa cốt bát hương trong văn hóa thờ tượng thích ca? Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên như sau.

Bát hương – Vật phẩm thờ cúng không thể thiếu ở không gian thờ tự

Bát hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà hơn hết, nó mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần trong quan niệm tâm linh của người Việt. Khi thắp hương lên, con người ta trong giây phút ấy là con người thành thực, trong sáng nhất dù họ có bị tha hóa đến mức nào.

Để đảm bảo mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ thì việc lựa chọn bát hương cũng đóng vai trò quan trọng. Bát hương là biểu hiện của cả nền văn hóa, của phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên truyền từ đời này qua đời khác, thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính của đời con cháu đối với thế hệ tổ tiên.

Bát hương sau khi được “an ngôi, chính vị” thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ vì theo quan niệm phong thủy điều này sẽ không tốt.

Người Việt quan niệm rằng, bát hương là sợi dây kết nối âm dương, thắp nén hương là lời mời tổ tiên, thần phật về hưởng lộc, lắng nghe lòng biết ơn, thành kính hay những lời thỉnh cầu của đời con cháu. Bát hương còn được ví như ngôi nhà, điểm dừng chân của những người đã khuất, là nơi để thần linh, tổ tiên ngự về cùng con cháu.


Tại sao Bát hương cần phải có cốt ? Ý nghĩa của cốt bát hương trong văn hóa thờ tự

Nếu coi bát hương là con người thì cốt bát hương chính là linh hồn của bát hương. Bát hương cần phải có cốt thì việc thờ cúng mới có ý nghĩa. Đặt cốt bát hương bên trong bát hương thờ giúp cho bát hương linh thiêng hơn và đúng phong thủy hơn từ đó giúp cho gia chủ mang tới nhiều tài lộc phú quý hơn.

Hầu hết người Việt đều sợ bốc bát hương nên thường đem lên chùa nhờ nhà sư hoặc thầy cúng bốc giúp. Một số ít gia chủ tự bốc nhưng trong quá trình chúng ta tự bốc có thể vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Thực tế, ai cũng có thể bốc bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt hơn cả.

Bởi việc thờ cúng là hành động thể hiện tâm nguyện, mong cầu, thành tâm của gia chủ chứ không phải ai khác. Vì vậy nên việc bốc bát hương gia chủ nên tự làm lấy và quan trọng bát hương nhất định phải có cốt.

Một bộ cốt bát hương đầy đủ bao gồm các vật phẩm sau: bộ cốt thất bảo, gạo vàng thần tài chiêu tài, ngũ vị hương và tro. Cốt thất bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương dùng trong thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ.

Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Cốt thất bảo trong cốt bát hương là đặc biệt quan trọng bởi chúng được coi như lòng cốt trong bát hương tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình. Cốt thất bảo đầy đủ bao gồm: thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, mã lão, xà cừ (ngọc trai), san hô đỏ Thạch anh: Đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá. Nó mang ý nghĩa đem lại manh mắn, sức khoẻ và tránh tà khí, chống phóng xạ

Cách bốc và sử dụng cốt bát hương đúng “chuẩn” chuyên giai

Khi được mua bát hương và cốt bát hương về. Chúng ta không thể nào đổ tro nếp và thất bảo vào trong bát hương và đem lên thờ cúng. Vì như vậy bát hương sẽ không linh ứng. Cần phải có cách bốc bát hương đúng cách thì chúng ta mới có thể thờ được ông bà tổ tiên. Ngoài ra chúng ta có thể nhờ người già trong dòng họ hoặc thầy chùa. Nhưng nếu được thì chính gia chủ nên bốc và khai quang cho bát hương sẽ tốt hơn. Vì khi bốc cốt bát hương người bốc phải thật thành tâm thì chính bát hương mới linh ứng được

Cách bốc cốt bát hương như sau:

Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ. Theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ). Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết