contentgroup.ideas
Với sự ảnh hưởng của khí hậu, tác động của con người làm cho trái đất nóng lên từng ngày. Việc cảm nhận sẽ rõ ràng hơn nếu các bạn sống ở các thành phố lớn, hay làm việc tại các khu công nghiệp. Điều đó tiềm tàng những khả năng gây hoả hoạn, cháy nổ. Đến thời điểm này, ngoài việc tuân thủ những qui định về phòng cháy chữa cháy. Thì điều quan trọng tối thiểu là phải trang bị máy bơm chữa cháy hay thậm chí là một hệ thống chữa cháy hoàn chỉnh.
Máy bơm chữa cháy
Trước tiên chúng ta hãy xem máy bơm chữa cháy được hiểu như thế nào là đúng nhé!
Máy bơm chữa cháy là gì?
Máy bơm chữa cháy hay còn gọi là bơm cứu hoả hay bơm pccc. Chúng có chức năng chính là cung cấp một lượng nước nhanh và mạnh ngay lập tức. Để dập tắt nhanh những đám cháy đang chực trào lây lan.
Máy bơm chữa cháy xuất hiện bắt buộc ở: Khu dân cư, căn hộ. Khu sản xuất công nghiệp, tại các nhà máy. Khu trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phòng.
Máy bơm chữa cháy tiếng Anh là gì
Trong tiếng Anh, máy bơm chữa cháy được định nghĩa là Fire Pump. Là một thành phần quan trọng trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy gọi là Fire Protection System.
Cấu tạo máy bơm chữa cháy
Về cơ bản, máy bơm chữa cháy có cấu tạo bao gồm các bộ phận như sau:
Motor: Bộ phận tạo chuyển động
Buồng bơm: Bộ phận chính tạo áp lực và đẩy nước đi. Bên trong có các thành phần như trục, cánh bơm…
Đầu input/output: Lấy nguồn nước vào và đẩy nguồn nước đi ra
Đế bơm: Cố định máy bơm cứu hoả trên hệ thống
Nguyên lý bơm chữa cháy
Nguyên lý hoạt động của máy bơm chữa cháy, chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp điều khiển:
Hệ thống chữa cháy hoạt động bằng tay
Người vận hành thực hiện các thao tác khởi động hệ bơm, thông qua các nút nhấn ngay trên tủ điều khiển. Chủ yếu thao tác này là đóng ngắt hoạt động của các máy bơm.
Hệ thống chữa cháy tự động
Với hệ thống chữa cháy tự động, sẽ được kích hoạt thông qua các giá trị cài đặt. Tín hiệu từ các cảm biến áp suất, nhiệt độ, lưu lượng,…
Ví dụ: Một nhà máy lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động.
Ban đầu giá trị áp lực được đặt có thể là 8 bar. Áp lực này luôn được duy trì trên đường ống hệ thống. Được giám sát bởi cảm biến áp suất. Lúc này hệ máy bơm sẽ không hoạt động.
Khi có sự cố báo cháy. Các van xả nước mở hoặc là đường ống bị rò rỉ áp, làm giảm áp lực trong đường ống xuống 7 bar. Bơm bù áp sẽ được kích hoạt chạy ngay lập tức, áp lực trở về 8 bar và bơm ngắt.
Khi xảy ra cháy, các van xả mở hoạt động, phun nước, làm giảm áp lực trên đường ống rất nhanh. Áp lực xuống dưới ngưỡng 6 bar. Bơm chính được kích hoạt, bơm bù áp cũng được hoạt động để nhanh chóng cung cấp nước phục vụ cho chữa cháy.
Trong quá trình này, không may nguồn điện bị ngắt. Máy bơm chính không hoạt động được nữa. Ngay lập tức máy bơm dự phòng chạy dầu được kích hoạt thế vào hoạt động của hệ thống.
– Sau quá trình, nguồn điện được khôi phục, áp lực trên đường ống được bù lại giá trị 8 bar như ban đầu. Hệ thống phục hồi nguyên trạng.
Các loại máy bơm chữa cháy
Thực ra, cách phân loại thì theo cách của mỗi người, để sao cho dễ nhớ dễ hiểu nhất. Nhưng theo mình, chúng ta nên phân loại theo 3 cách như sau:
Phân loại bơm chữa cháy theo cấu tạo
Phân loại theo cấu tạo, tức là chúng ta sẽ dựa trên những đặc điểm cấu tạo của máy bơm chữa cháy mà chia loại ra. Theo cách này, chúng ta sẽ có 2 loại đang được sử dụng phổ biến, đó là:
Máy bơm chữa cháy trục rời: Là loại đầu bơm và motor có thể tháo rời với nhau. Chúng ta có thể chọn loại tuỳ ý, miễn cùng thông số để ráp với nhau sử dụng. Mà không phải phụ thuộc vào cùng hãng sản xuất…
Máy bơm cứu hoả trục liền: Là loại đầu bơm và motor đúc liền trục với nhau. Mất đi tính chủ động trong tính toán giảm chi phí đầu tư. Thường ít được sử dụng hơn loại trên.
Phân loại theo hoạt động
Phân loại theo hoạt động, tức là dựa vào nguồn cấp cho máy bơm hoạt động.
Chúng ta sẽ có:
Loại bơm cứu hoả chạy bằng dầu diesel
Bơm chữa cháy chạy xăng
Máy bơm cứu hoả chạy bằng điện
Phân loại theo tính di động
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại máy bơm pccc theo cách di chuyển chúng, như:
Bơm chữa cháy xách tay: Loại bơm này thường có tính cơ động cao, gọn và nhẹ. Nhưng đánh đổi ở công suất hoạt động thấp, cột áp thấp. Do đó chỉ sử dụng trong những đám cháy nhỏ, thấp hay trong khi chờ xe cứu hoả đến…
Xe chữa cháy: Có thể chuyên chở một hệ thống chữa cháy công suất lớn, sử dụng được nguồn nước từ cột nước dự phòng trên đường phố…
Trực thăng chữa cháy: Cũng là một phương tiện chữa cháy được trang bị hệ thống máy bơm công suất lớn, dập tắt những đám cháy trên cao…
Máy bơm chữa cháy
Trước tiên chúng ta hãy xem máy bơm chữa cháy được hiểu như thế nào là đúng nhé!
Máy bơm chữa cháy là gì?
Máy bơm chữa cháy hay còn gọi là bơm cứu hoả hay bơm pccc. Chúng có chức năng chính là cung cấp một lượng nước nhanh và mạnh ngay lập tức. Để dập tắt nhanh những đám cháy đang chực trào lây lan.
Máy bơm chữa cháy xuất hiện bắt buộc ở: Khu dân cư, căn hộ. Khu sản xuất công nghiệp, tại các nhà máy. Khu trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phòng.
Máy bơm chữa cháy tiếng Anh là gì
Trong tiếng Anh, máy bơm chữa cháy được định nghĩa là Fire Pump. Là một thành phần quan trọng trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy gọi là Fire Protection System.
Cấu tạo máy bơm chữa cháy
Về cơ bản, máy bơm chữa cháy có cấu tạo bao gồm các bộ phận như sau:
Motor: Bộ phận tạo chuyển động
Buồng bơm: Bộ phận chính tạo áp lực và đẩy nước đi. Bên trong có các thành phần như trục, cánh bơm…
Đầu input/output: Lấy nguồn nước vào và đẩy nguồn nước đi ra
Đế bơm: Cố định máy bơm cứu hoả trên hệ thống
Nguyên lý bơm chữa cháy
Nguyên lý hoạt động của máy bơm chữa cháy, chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp điều khiển:
Hệ thống chữa cháy hoạt động bằng tay
Người vận hành thực hiện các thao tác khởi động hệ bơm, thông qua các nút nhấn ngay trên tủ điều khiển. Chủ yếu thao tác này là đóng ngắt hoạt động của các máy bơm.
Hệ thống chữa cháy tự động
Với hệ thống chữa cháy tự động, sẽ được kích hoạt thông qua các giá trị cài đặt. Tín hiệu từ các cảm biến áp suất, nhiệt độ, lưu lượng,…
Ví dụ: Một nhà máy lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động.
Ban đầu giá trị áp lực được đặt có thể là 8 bar. Áp lực này luôn được duy trì trên đường ống hệ thống. Được giám sát bởi cảm biến áp suất. Lúc này hệ máy bơm sẽ không hoạt động.
Khi có sự cố báo cháy. Các van xả nước mở hoặc là đường ống bị rò rỉ áp, làm giảm áp lực trong đường ống xuống 7 bar. Bơm bù áp sẽ được kích hoạt chạy ngay lập tức, áp lực trở về 8 bar và bơm ngắt.
Khi xảy ra cháy, các van xả mở hoạt động, phun nước, làm giảm áp lực trên đường ống rất nhanh. Áp lực xuống dưới ngưỡng 6 bar. Bơm chính được kích hoạt, bơm bù áp cũng được hoạt động để nhanh chóng cung cấp nước phục vụ cho chữa cháy.
Trong quá trình này, không may nguồn điện bị ngắt. Máy bơm chính không hoạt động được nữa. Ngay lập tức máy bơm dự phòng chạy dầu được kích hoạt thế vào hoạt động của hệ thống.
– Sau quá trình, nguồn điện được khôi phục, áp lực trên đường ống được bù lại giá trị 8 bar như ban đầu. Hệ thống phục hồi nguyên trạng.
Các loại máy bơm chữa cháy
Thực ra, cách phân loại thì theo cách của mỗi người, để sao cho dễ nhớ dễ hiểu nhất. Nhưng theo mình, chúng ta nên phân loại theo 3 cách như sau:
Phân loại bơm chữa cháy theo cấu tạo
Phân loại theo cấu tạo, tức là chúng ta sẽ dựa trên những đặc điểm cấu tạo của máy bơm chữa cháy mà chia loại ra. Theo cách này, chúng ta sẽ có 2 loại đang được sử dụng phổ biến, đó là:
Máy bơm chữa cháy trục rời: Là loại đầu bơm và motor có thể tháo rời với nhau. Chúng ta có thể chọn loại tuỳ ý, miễn cùng thông số để ráp với nhau sử dụng. Mà không phải phụ thuộc vào cùng hãng sản xuất…
Máy bơm cứu hoả trục liền: Là loại đầu bơm và motor đúc liền trục với nhau. Mất đi tính chủ động trong tính toán giảm chi phí đầu tư. Thường ít được sử dụng hơn loại trên.
Phân loại theo hoạt động
Phân loại theo hoạt động, tức là dựa vào nguồn cấp cho máy bơm hoạt động.
Chúng ta sẽ có:
Loại bơm cứu hoả chạy bằng dầu diesel
Bơm chữa cháy chạy xăng
Máy bơm cứu hoả chạy bằng điện
Phân loại theo tính di động
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại máy bơm pccc theo cách di chuyển chúng, như:
Bơm chữa cháy xách tay: Loại bơm này thường có tính cơ động cao, gọn và nhẹ. Nhưng đánh đổi ở công suất hoạt động thấp, cột áp thấp. Do đó chỉ sử dụng trong những đám cháy nhỏ, thấp hay trong khi chờ xe cứu hoả đến…
Xe chữa cháy: Có thể chuyên chở một hệ thống chữa cháy công suất lớn, sử dụng được nguồn nước từ cột nước dự phòng trên đường phố…
Trực thăng chữa cháy: Cũng là một phương tiện chữa cháy được trang bị hệ thống máy bơm công suất lớn, dập tắt những đám cháy trên cao…