PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


contentgroup.ideas

contentgroup.ideas
MemBer
MemBer
Thi công Nhà lá Buôn Ma Thuột đang là chủ đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Hình ảnh nhà mái lá đẹp thân thương không chỉ có mặt trong những câu thơ ca ông cha ta. Mà nó còn hiện hữu trong chính cuộc sống của con người hiện đại thông qua khung cảnh ngôi cảnh mái lá mộc mạc, đơn sơ nhưng rất đỗi thân thuộc, gần gũi.

Các loại lá thường dùng làm mái nhà
Có rất nhiều loại lá có thể dùng để thi công nhà mái lá nhưng thông dụng và phổ biến nhất là lá cọ, lá dừa nước và cỏ tranh. Ưu điểm của các sản phẩm này là dễ tìm kiếm; số lượng sinh sản tự nhiên lớn; bền chắc; dễ kết cấu, đan lẫn nhau; tuổi thọ cao và mang đến không gian mát mẻ, yên bình, tự nhiên.

Ngoài ra những ưu điểm nổi bật của các loại lá này khi đã qua xử lý khiến nó rất dễ cải tạo, sửa chữa, tiết kiệm chi phí, nguồn tiêu thụ lớn và mang đến giá trị du lịch, thẩm mỹ.

Thi công mái lá dừa nước
Bước 1: Chọn lá dừa nước một cách kỹ lưỡng và các nguyên liệu cần thiết. Sau đã có đủ sống lượng lá dừa như ý. Cặp lá phơi 10 – 15 ngày rồi mới có thể thi công. Ngoài ra việc thi công cũng sẽ phải đi kèm với việc chú trọng đến trụ cột, rui mè, đòn tay làm khung nhà.

Bước 2: Chằm lá dừa, làm nhà lá dừa đều không thể thiếu công đoạn quan trọng này. Lá dừa được lựa chọn ở bước 1 đều được đem ra rọc tách, sau đó dùng dây lạt buộc lại, kẹp vào với phần trục cùng các cây nhỏ, khớp thành những mảnh lớn. Kích thước những tấm lá dừa lợp mái có độ dài tiêu chuẩn khoảng trên dưới 1m.

Bước 3: Bước tiến hành thi công mái lá. Đây là công đoạn yêu cầu cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng chắc, bền của nhà. Bởi mỗi khách hàng sẽ yêu cầu một chiều cao khác nhau. Căn cứ vào bản thiết kế nếu có hoặc mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng để có thể thiết kế thi công đạt chuẩn.

Bước 4: Kiểm tra, bàn giao, nghiệm thu và thanh toán. Công việc hoàn tất, khách hàng có thể căn cứ kết quả thi công để có những đánh giá về chất lượng dịch vụ. Tại bước này công tác thành toán, hoàn thiện sẽ được cả hai bên thống nhất và đưa ra quyết định.

Ưu điểm lớn nhất của việc làm mái lá dừa nước đó là giúp tiết kiệm tối đa chi phí, không gian luôn được thông thoáng, tận dụng được gió mát tự nhiên. Quy trình thi công không quá phức tạp và yêu cầu nhân công chất lượng cao, thi công nhanh giúp rút ngắn thời gian, thân thiện với môi trường.

Kỹ thuật thi công mái lá
Kỹ thuật thi công mái lá mặc dù đơn giản nhưng không vì thế mà thiết kế qua loa, đại khái. Phải hết sức chú ý đảm bảo kỹ thuật để duy trì tuổi thọ từ 10 năm trở nên. Những tính toán, thao tác kỹ thuật phải đảm bảo chuẩn theo thiết kế. Lợp dày thì mỗi tấm mái lá đôi cách nhau khoảng 10cm. Nếu lợp mái lá với độ thưa thì khoảng cách 15cm.

Trong kỹ thuật “ly lá” phải tuân thủ khoảng cách đó và lợp dày là “khít mắt”. Khi đã có li lá, thì người thi công dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” đo khoảng cách các li lá đều nhau không bị lệch. Việc thưa hay dày cũng có thể điều chỉnh trong lúc thi công mái lá, đảm bảo vừa đúng theo yêu cầu. Để cho mái nhà lá được đẹp, khi thi công mái lá phải thống nhất chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui. Buộc tấm lá vào rui hay sử dụng kiểu “mối chéo cánh gà” đảm bảo thật kỹ lưỡng, vặn dây lạt sát tấm lá, lợp từ dưới lên trên.

Đối với mái lá dừa nước độ dày tiêu chuẩn vào khoảng 20cm đến 25cm sẽ có sự bền vững nhất. Khi lợp mái nhà mái lá xong, sẽ phải dừng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp mặt đất thường được dùng nguyên liệu bằng tre, trúc làm khung sườn. Điều này khiến sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao và an toàn khi thi công.

Nhà lá là gì? Nhà lá phù hợp với không gian nào?
Nhà lá là ngôi nhà được làm chủ yếu bằng lá, loại lá làm nhà tốt nhất là lá cọ và lá dừa nước. Nhà lá ngày nay không còn xuất hiện nhiều như ngày trước, hình ảnh ngôi nhà lá là một hình ảnh về miền quê với những cánh đồng, khung cảnh yên bình. Trong rất nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hay truyện tranh, truyện cổ tích, ngôi nhà mái lá, nhà rơm được miêu tả rõ nét.

Nhà lá không chỉ là hình ảnh một thời của Việt Nam mà còn là một nét văn hóa, một phong cách kiến trúc độc đáo mà do chính người Việt tạo ra. Không gian phù hợp để làm nhà lá là những nơi địa thế không chắc chắn, không chịu được trọng lượng lớn. Có thể thấy các ngôi nhà lá ở cạnh vùng ven biển, ven hồ, ven sông, hay có những ngôi nhà lềnh bềnh trên sông.

Những nơi có khí hậu ôn hòa, ít gió, ít bão nhà lá sẽ có tuổi thọ cao, nhưng khi dựng ngôi nhà bằng lá ở những nơi hay có bão, gió cũng là một ưu điểm. Vì nếu nhà có bị hư hại thì hầu như không bị thiệt hại gì về người, ngôi nhà lá hầu như làm bằng lá rất nhẹ khi bị sụp không gây thương tích cho người trong nhà. Việc dựng ngôi nhà lá đẹp rất đơn giản lại tiết kiệm chi phí, nên nếu sau mỗi mùa bão phải dựng lại nhà thì cũng không có khó khăn gì quá lớn.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết