honghanhphan
Ngành công nghệ sinh học hiện là một ngành học có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, từ các bệnh viện, phòng thí nghiệm cho đến doanh nghiệp, đặc biệt là cơ hội khởi nghiệp với các phát triển ứng dụng công nghệ cao.
TS Thành Trung (thứ 2 từ phải sang) cùng cộng sự giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022
Nhiều năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy ngành công nghệ sinh học, TS Nguyễn Thành Trung - tác giả của mô hình "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" - đã giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022.
TS Trung, hiện đang làm việc tại Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) kiêm giảng viên Trường Y - Dược (CMP), Đại học (ĐH) Duy Tân, đã có những chia sẻ về ngành học này.
* Thầy có nhận định gì về xu thế của ngành công nghệ sinh học ở hiện tại và tương lai?
- Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ sinh học và hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành sinh học phân tử tại nước Đức. Với kinh nghiệm hơn 13 năm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôi thấy rằng hiếm có một ngành nghề nào thường có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách và đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta như công nghệ sinh học.
Bởi đây là ngành có tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế đến các hoạt động bảo vệ môi trường,… và được nhận định là một trong những ngành công nghệ quan trọng nhằm thúc đẩy một nền sản xuất bền vững trong tương lai.
Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30-1-2023 do Bộ Chính trị ban hành về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, với mục tiêu năm 2030 Việt Nam có nền công nghệ sinh học tiên tiến và nằm trong top 10 nước hàng đầu châu Á.
Với xu thế phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành công nghệ sinh học là rất lớn. Bởi vậy, công nghệ sinh học thực sự là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ trong một nền kinh tế năng động, hiện đại và đang hội nhập nhanh chóng như của Việt Nam.
* Với những tiềm năng như vậy thì sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể làm những công việc gì, thưa thầy?
- Công nghệ sinh học hiện được ứng dụng vào trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống. Bởi vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm ở rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm, y tế, xử lý và tái chế rác thải,… hoặc tiếp tục theo học các bậc học cao hơn để trở thành những nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học hay các viện nghiên cứu.
* Như vậy, sinh viên cần phải đáp ứng các yêu cầu gì để có thể thực hiện tốt những công việc đó và môi trường học tập ở ĐH Duy Tân có giúp sinh viên ngành công nghệ sinh học đạt được điều này không, thưa thầy?
- Công nghệ sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm có tính liên ngành với nhiều trang thiết bị hiện đại và đặc biệt, có tốc độ phát triển rất nhanh nên đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức nền tảng về sinh học, có hiểu biết chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm, các kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng,… có khả năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại, sử dụng các thiết bị tiên tiến, có trình độ ngoại ngữ tốt và phải có năng lực sáng tạo để có thể giải quyết nhiều bài toán mà thực tiễn đặt ra.
Mặc dù công nghệ sinh học không phải là một ngành học lâu đời ở ĐH Duy Tân, nhưng có thể thấy trong những năm qua nhà trường đã có những bước chuẩn bị rất bài bản từ chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy cho đến đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo.
Cụ thể, từ năm 2014, nhà trường đã thành lập Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) với rất nhiều máy móc hiện đại, đồng bộ.
Song song với đó, nhà trường cũng có chính sách thu hút nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên có trình độ tiến sĩ ngành công nghệ sinh học tốt nghiệp từ các nước tiên tiến như CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Trung Quốc về tham gia công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Có thể thấy rằng, hiếm có một cơ sở giáo dục ĐH nào ở Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung hội tụ đầy đủ các yếu tố phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học như ở ĐH Duy Tân.
Vì vậy, các em học sinh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn theo học ngành công nghệ sinh học tại ĐH Duy Tân để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngành nghề.
TS Thành Trung bên Tủ nuôi đông trùng hạ thảo trong hành trình khởi nghiệp
* Sinh viên Duy Tân học công nghệ sinh học thường đi thực tập ở đâu, thưa thầy?
- Mới đây nhất, vào tháng 2-2023 khóa đầu tiên ngành công nghệ sinh học của ĐH Duy Tân đã được đến Đà Lạt để thực tập ở nhiều cơ sở uy tín như: Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Công ty Vaccine Pasteur Đà Lạt, Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1, Công ty L'angFarm, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Sun Food Đà Lạt,…
Trong suốt quá trình thực tập, các em đã có cơ hội tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, nuôi cấy và chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng, công nghệ sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng và sản xuất cây giống quy mô lớn, quy trình lên men sản xuất trà, rượu,…
Tại TP Đà Nẵng, sinh viên cũng được thực tập ở nhiều đơn vị, trong đó có Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed - một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên tại Đà Nẵng.
* Thầy nhận định như thế nào về việc sinh viên học công nghệ snh học có thể ra khởi nghiệp từ chính các sản phẩm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay kinh doanh?
- Mô hình "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" do tôi và các cộng sự thực hiện hoàn toàn tự động, giúp cho nhiều người dân không có kiến thức chuyên môn vẫn có thể tự nuôi trồng loài nấm dược liệu quý tại nhà với chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Mô hình này vừa giúp người dân tiếp cận và sử dụng nấm đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khỏe với giá thành thấp, vừa có thể đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân mà hầu như không phải mất công chăm sóc.
Tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022 khi đã 42 tuổi và giành giải nhất chính là động lực cho tôi và cũng là niềm tin cho các bạn trẻ. Việc lĩnh hội đủ kiến thức từ chương trình đào tạo bài bản và nâng cao kỹ năng từ quá trình thực hành - thực tập ở nhà trường và doanh nghiệp giúp sinh viên ĐH Duy Tân hoàn toàn tự tin tự đi làm hay khởi nghiệp với những ý tưởng sáng tạo để tạo việc làm cho chính mình và mang đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người khác.
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem thêm tại website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định quốc tế UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới; …
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-nghien-cuu-o-dh-duy-tan-va-co-hoi-khoi-nghiep-trong-nganh-cong-nghe-sinh-hoc-20230304105623526.htm)
TS Thành Trung (thứ 2 từ phải sang) cùng cộng sự giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022
Nhiều năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy ngành công nghệ sinh học, TS Nguyễn Thành Trung - tác giả của mô hình "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" - đã giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022.
TS Trung, hiện đang làm việc tại Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) kiêm giảng viên Trường Y - Dược (CMP), Đại học (ĐH) Duy Tân, đã có những chia sẻ về ngành học này.
* Thầy có nhận định gì về xu thế của ngành công nghệ sinh học ở hiện tại và tương lai?
- Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ sinh học và hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành sinh học phân tử tại nước Đức. Với kinh nghiệm hơn 13 năm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôi thấy rằng hiếm có một ngành nghề nào thường có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách và đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta như công nghệ sinh học.
Bởi đây là ngành có tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế đến các hoạt động bảo vệ môi trường,… và được nhận định là một trong những ngành công nghệ quan trọng nhằm thúc đẩy một nền sản xuất bền vững trong tương lai.
Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30-1-2023 do Bộ Chính trị ban hành về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, với mục tiêu năm 2030 Việt Nam có nền công nghệ sinh học tiên tiến và nằm trong top 10 nước hàng đầu châu Á.
Với xu thế phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành công nghệ sinh học là rất lớn. Bởi vậy, công nghệ sinh học thực sự là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ trong một nền kinh tế năng động, hiện đại và đang hội nhập nhanh chóng như của Việt Nam.
* Với những tiềm năng như vậy thì sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể làm những công việc gì, thưa thầy?
- Công nghệ sinh học hiện được ứng dụng vào trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống. Bởi vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm ở rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm, y tế, xử lý và tái chế rác thải,… hoặc tiếp tục theo học các bậc học cao hơn để trở thành những nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học hay các viện nghiên cứu.
* Như vậy, sinh viên cần phải đáp ứng các yêu cầu gì để có thể thực hiện tốt những công việc đó và môi trường học tập ở ĐH Duy Tân có giúp sinh viên ngành công nghệ sinh học đạt được điều này không, thưa thầy?
- Công nghệ sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm có tính liên ngành với nhiều trang thiết bị hiện đại và đặc biệt, có tốc độ phát triển rất nhanh nên đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức nền tảng về sinh học, có hiểu biết chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm, các kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng,… có khả năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại, sử dụng các thiết bị tiên tiến, có trình độ ngoại ngữ tốt và phải có năng lực sáng tạo để có thể giải quyết nhiều bài toán mà thực tiễn đặt ra.
Mặc dù công nghệ sinh học không phải là một ngành học lâu đời ở ĐH Duy Tân, nhưng có thể thấy trong những năm qua nhà trường đã có những bước chuẩn bị rất bài bản từ chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy cho đến đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo.
Cụ thể, từ năm 2014, nhà trường đã thành lập Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) với rất nhiều máy móc hiện đại, đồng bộ.
Song song với đó, nhà trường cũng có chính sách thu hút nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên có trình độ tiến sĩ ngành công nghệ sinh học tốt nghiệp từ các nước tiên tiến như CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Trung Quốc về tham gia công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Có thể thấy rằng, hiếm có một cơ sở giáo dục ĐH nào ở Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung hội tụ đầy đủ các yếu tố phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học như ở ĐH Duy Tân.
Vì vậy, các em học sinh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn theo học ngành công nghệ sinh học tại ĐH Duy Tân để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngành nghề.
TS Thành Trung bên Tủ nuôi đông trùng hạ thảo trong hành trình khởi nghiệp
* Sinh viên Duy Tân học công nghệ sinh học thường đi thực tập ở đâu, thưa thầy?
- Mới đây nhất, vào tháng 2-2023 khóa đầu tiên ngành công nghệ sinh học của ĐH Duy Tân đã được đến Đà Lạt để thực tập ở nhiều cơ sở uy tín như: Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Công ty Vaccine Pasteur Đà Lạt, Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1, Công ty L'angFarm, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Sun Food Đà Lạt,…
Trong suốt quá trình thực tập, các em đã có cơ hội tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, nuôi cấy và chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng, công nghệ sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng và sản xuất cây giống quy mô lớn, quy trình lên men sản xuất trà, rượu,…
Tại TP Đà Nẵng, sinh viên cũng được thực tập ở nhiều đơn vị, trong đó có Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed - một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên tại Đà Nẵng.
* Thầy nhận định như thế nào về việc sinh viên học công nghệ snh học có thể ra khởi nghiệp từ chính các sản phẩm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay kinh doanh?
- Mô hình "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" do tôi và các cộng sự thực hiện hoàn toàn tự động, giúp cho nhiều người dân không có kiến thức chuyên môn vẫn có thể tự nuôi trồng loài nấm dược liệu quý tại nhà với chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Mô hình này vừa giúp người dân tiếp cận và sử dụng nấm đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khỏe với giá thành thấp, vừa có thể đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân mà hầu như không phải mất công chăm sóc.
Tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng năm 2022 khi đã 42 tuổi và giành giải nhất chính là động lực cho tôi và cũng là niềm tin cho các bạn trẻ. Việc lĩnh hội đủ kiến thức từ chương trình đào tạo bài bản và nâng cao kỹ năng từ quá trình thực hành - thực tập ở nhà trường và doanh nghiệp giúp sinh viên ĐH Duy Tân hoàn toàn tự tin tự đi làm hay khởi nghiệp với những ý tưởng sáng tạo để tạo việc làm cho chính mình và mang đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người khác.
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem thêm tại website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định quốc tế UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới; …
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-nghien-cuu-o-dh-duy-tan-va-co-hoi-khoi-nghiep-trong-nganh-cong-nghe-sinh-hoc-20230304105623526.htm)