honghanhphan
Với xuất phát điểm là nền tảng kiến thức chuyên môn vững và bài bản từ trường đại học cùng nỗ lực không ngừng trong quá trình thực tập thực tế, các Cử nhân chuyên ngành Văn Báo chí của Đại học (ĐH) Duy Tân luôn có thể tự tin vào nghề.
Bước ra từ chuyên ngành Văn Báo chí, ĐH Duy Tân, không ít cựu sinh viên đã trở thành những phóng viên, nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí, truyền thông có tiếng như:
MC Trần Thị Kiều Anh - Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức Sản xuất Chương trình Đài Truyền hình Việt Nam;
Phóng viên Minh Khoa - Báo Tuổi trẻ;
Phóng viên Hoàng Vinh - Báo Giáo dục & Thời đại;
…
Với xuất phát điểm là nền tảng kiến thức chuyên môn vững và bài bản từ trường đại học cùng nỗ lực không ngừng trong quá trình thực tập thực tế, các Cử nhân chuyên ngành Văn Báo chí của ĐH Duy Tân luôn có thể tự tin vào nghề. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Công nghệ Số đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực truyền thông, báo chí, tạo điều kiện giúp chuyên ngành Văn Báo chí trở thành “đích đến” đầy hấp dẫn cho nhiều thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2023 này.
Làm Báo, Dạy Văn… tích hợp trong cùng một ngành học
Không ít sinh viên mong ước có thể trở thành những nhân sự “cộm cán” tại các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Giáo dục, Báo Lao động, Báo Tiền phong,… Đây là những cơ quan ngôn luận uy tín, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và định hướng dư luận xã hội. Khác hoàn toàn với một số “lều báo” mới nổi gần đây thường đưa tin thiếu chuẩn mực, ít nhiều làm ảnh hưởng tới nhận thức của nhiều người.
Trần Thị Kiều Anh - MC, Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức sản xuất chương trình Đài Truyền hình Việt Nam tốt nghiệp từ ĐH Duy Tân
Do đó, để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, bên cạnh việc nỗ lực xây đắp nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, sinh viên ngành Văn Báo chí còn cần được đào tạo để thấm nhuần tinh thần “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có bản lĩnh chính trị, có sự nhạy bén trước nội dung thông tin, và luôn giữ một tinh thần “thép” để khai thác vấn đề một cách công bằng, đúng sự thật. Điều này đang được thấm nhuần cho từng sinh viên theo học một chương trình đào tạo mang tính hiện đại và nhân văn: Văn Báo chí của ĐH Duy Tân.
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên yêu thích lĩnh vực Báo chí - Truyền thông được tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu như:
Ngôn ngữ Báo chí,
Đạo đức Báo chí,
Cơ sở Lý luận Báo chí,
Luật Báo chí,
Báo điện tử,
Báo hình, Phát thanh, Truyền hình,
Tác phẩm Báo chí,
Lịch sử Báo chí,
…
cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc hiệu quả như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim,...
Đồng thời, để thích ứng trong Kỷ nguyên Truyền thông Số, nhà trường liên tục trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng toàn diện để tác nghiệp trên mọi loại hình báo chí như:
Báo in, Phát thanh, Truyền hình,
Báo mạng (Báo điện tử),
Xử lý Khủng hoảng Truyền thông,
Sản xuất Điện ảnh - Truyền hình,
…
Bởi lẽ, các cơ quan báo chí hiện nay đều có phiên bản điện tử, vì vậy, việc mở rộng đào tạo đa loại hình sẽ giúp sinh viên có điều kiện khám phá thêm năng lực của bản thân cũng như có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở vật chất hiện đại tại DTU cùng nhiều chương trình giao lưu thường xuyên với các đạo diễn, nghệ sĩ, diễn giả,…
Cùng chung một điểm xuất phát nhưng đích đến trong hành trình sự nghiệp có thể sẽ khác nhau đối với các sinh viên. Với những bạn sinh viên có ước mơ trở thành những nhà giáo mẫu mực thì ngành học này sẽ cho bạn đất “dụng võ” ở lĩnh vực Văn học và Giáo dục. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí, sinh viên Duy Tân sẽ có cơ hội được lựa chọn cho mình các kỹ năng nghiên cứu, phân tích về các thể loại, tác phẩm văn chương hay thấm nhuần các kiến thức chuyên sâu về văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài qua nhiều môn học như:
Văn học Dân gian Việt Nam,
Văn học Cổ điển Việt Nam,
Văn học Tây Âu,
Văn học Mỹ,
Văn học Trung Quốc,
Lý luận và Phê bình Văn học,
…
Điều khác biệt lớn nhất trong đào tạo ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân so với các cơ sở đào tạo đại học khác còn là việc áp dụng mô hình đào tạo PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng nhằm giúp sinh viên nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp thường ngày. Trên thực tế, ĐH Duy Tân qua nhiều năm luôn là thành viên kiểu mẫu của Việt Nam trong tổ chức PBL thế giới của UNESCO.
Lắng nghe chuyện nghề cùng các diễn giả nổi tiếng
Nhằm kết hợp các kiến thức và kỹ năng học trên giảng đường ứng dụng vào thực tế, ĐH Duy Tân đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm, talkshow, workshop để sinh viên được lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà báo gạo cội, các đạo diễn tài ba hay các nhà nghiên cứu chuyên môn,… điển hình như:
Talkshow “American Film Showcase 2022” với sự tham dự của nhà làm phim, đạo diễn S. Leo Chiang (người Mỹ gốc Đài Loan);
Giao lưu cùng nhà báo Nguyễn Trung Châu - Trưởng đại diện Saigontimes tại Đà Nẵng;
Tọa đàm khoa học: “Văn học - Thực tiễn dạy học và ứng dụng” để nghe những chia sẻ về văn học từ PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam;
Tọa đàm "Ngữ văn và những ứng dụng liên ngành trong bối cảnh Công nghệ Số";
...
… tạo môi trường học tập năng động, đa dạng cho sinh viên học và luyện nghề
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chuyên nghiệp mà còn đa nhiệm, ĐH Duy Tân còn tạo điều kiện cho sinh viên ngành Văn Báo chí tham gia một số dự án lớn nhỏ tại Xưởng phim Én Bạc (SSS) của nhà trường, vốn được trang bị đầy đủ các công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất, gồm phim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX,… Tại đây, các bạn được thực hành sản xuất các sản phẩm báo chí, đặc biệt là các phóng sự ngắn, talkshow, chương trình truyền hình,…
Với những cơ sở và điều kiện như vậy, các kiến thức khi theo học chuyên ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân trở nên thực tế hơn nhiều vì sinh viên được học hành trong hệ thống nhà xưởng, phòng học có trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên còn được “luyện nghề” tại nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Tp. Đà Nẵng như: Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, báo Công an Đà Nẵng, báo Người Lao động, Nhà xuất bản Đà Nẵng,... nhằm tìm hiểu cách thức làm báo, tiếp cận vấn đề - khai thác - xử lý thông tin để có được những bài báo, những chương trình truyền thông, truyền hình chất lượng.
Ngành Văn Báo chí nói riêng và Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn nói chung đang là điểm nhấn quan trọng trong hướng tiếp cận tổng thể của ĐH Duy Tân với mục tiêu xây dựng một môi trường đại học nhân văn hiện đại trước xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem chi tiết tại website http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
- Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
- Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
- Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
- Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023:
o Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới;
o Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới;
o Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới;
o Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
- Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023:
o Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới,
o Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới,
o Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới,
o Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới,
o Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới,
o Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới,
o Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới,
o Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới.
- …
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/lam-co-hoi-va-nhieu-thach-thuc-khi-den-voi-nganh-van-bao-chi-post1532627.tpo
Bước ra từ chuyên ngành Văn Báo chí, ĐH Duy Tân, không ít cựu sinh viên đã trở thành những phóng viên, nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí, truyền thông có tiếng như:
MC Trần Thị Kiều Anh - Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức Sản xuất Chương trình Đài Truyền hình Việt Nam;
Phóng viên Minh Khoa - Báo Tuổi trẻ;
Phóng viên Hoàng Vinh - Báo Giáo dục & Thời đại;
…
Với xuất phát điểm là nền tảng kiến thức chuyên môn vững và bài bản từ trường đại học cùng nỗ lực không ngừng trong quá trình thực tập thực tế, các Cử nhân chuyên ngành Văn Báo chí của ĐH Duy Tân luôn có thể tự tin vào nghề. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Công nghệ Số đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực truyền thông, báo chí, tạo điều kiện giúp chuyên ngành Văn Báo chí trở thành “đích đến” đầy hấp dẫn cho nhiều thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2023 này.
Làm Báo, Dạy Văn… tích hợp trong cùng một ngành học
Không ít sinh viên mong ước có thể trở thành những nhân sự “cộm cán” tại các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Giáo dục, Báo Lao động, Báo Tiền phong,… Đây là những cơ quan ngôn luận uy tín, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và định hướng dư luận xã hội. Khác hoàn toàn với một số “lều báo” mới nổi gần đây thường đưa tin thiếu chuẩn mực, ít nhiều làm ảnh hưởng tới nhận thức của nhiều người.
Trần Thị Kiều Anh - MC, Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức sản xuất chương trình Đài Truyền hình Việt Nam tốt nghiệp từ ĐH Duy Tân
Do đó, để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, bên cạnh việc nỗ lực xây đắp nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, sinh viên ngành Văn Báo chí còn cần được đào tạo để thấm nhuần tinh thần “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có bản lĩnh chính trị, có sự nhạy bén trước nội dung thông tin, và luôn giữ một tinh thần “thép” để khai thác vấn đề một cách công bằng, đúng sự thật. Điều này đang được thấm nhuần cho từng sinh viên theo học một chương trình đào tạo mang tính hiện đại và nhân văn: Văn Báo chí của ĐH Duy Tân.
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên yêu thích lĩnh vực Báo chí - Truyền thông được tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu như:
Ngôn ngữ Báo chí,
Đạo đức Báo chí,
Cơ sở Lý luận Báo chí,
Luật Báo chí,
Báo điện tử,
Báo hình, Phát thanh, Truyền hình,
Tác phẩm Báo chí,
Lịch sử Báo chí,
…
cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc hiệu quả như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim,...
Đồng thời, để thích ứng trong Kỷ nguyên Truyền thông Số, nhà trường liên tục trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng toàn diện để tác nghiệp trên mọi loại hình báo chí như:
Báo in, Phát thanh, Truyền hình,
Báo mạng (Báo điện tử),
Xử lý Khủng hoảng Truyền thông,
Sản xuất Điện ảnh - Truyền hình,
…
Bởi lẽ, các cơ quan báo chí hiện nay đều có phiên bản điện tử, vì vậy, việc mở rộng đào tạo đa loại hình sẽ giúp sinh viên có điều kiện khám phá thêm năng lực của bản thân cũng như có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở vật chất hiện đại tại DTU cùng nhiều chương trình giao lưu thường xuyên với các đạo diễn, nghệ sĩ, diễn giả,…
Cùng chung một điểm xuất phát nhưng đích đến trong hành trình sự nghiệp có thể sẽ khác nhau đối với các sinh viên. Với những bạn sinh viên có ước mơ trở thành những nhà giáo mẫu mực thì ngành học này sẽ cho bạn đất “dụng võ” ở lĩnh vực Văn học và Giáo dục. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí, sinh viên Duy Tân sẽ có cơ hội được lựa chọn cho mình các kỹ năng nghiên cứu, phân tích về các thể loại, tác phẩm văn chương hay thấm nhuần các kiến thức chuyên sâu về văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài qua nhiều môn học như:
Văn học Dân gian Việt Nam,
Văn học Cổ điển Việt Nam,
Văn học Tây Âu,
Văn học Mỹ,
Văn học Trung Quốc,
Lý luận và Phê bình Văn học,
…
Điều khác biệt lớn nhất trong đào tạo ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân so với các cơ sở đào tạo đại học khác còn là việc áp dụng mô hình đào tạo PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng nhằm giúp sinh viên nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp thường ngày. Trên thực tế, ĐH Duy Tân qua nhiều năm luôn là thành viên kiểu mẫu của Việt Nam trong tổ chức PBL thế giới của UNESCO.
Lắng nghe chuyện nghề cùng các diễn giả nổi tiếng
Nhằm kết hợp các kiến thức và kỹ năng học trên giảng đường ứng dụng vào thực tế, ĐH Duy Tân đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm, talkshow, workshop để sinh viên được lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà báo gạo cội, các đạo diễn tài ba hay các nhà nghiên cứu chuyên môn,… điển hình như:
Talkshow “American Film Showcase 2022” với sự tham dự của nhà làm phim, đạo diễn S. Leo Chiang (người Mỹ gốc Đài Loan);
Giao lưu cùng nhà báo Nguyễn Trung Châu - Trưởng đại diện Saigontimes tại Đà Nẵng;
Tọa đàm khoa học: “Văn học - Thực tiễn dạy học và ứng dụng” để nghe những chia sẻ về văn học từ PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam;
Tọa đàm "Ngữ văn và những ứng dụng liên ngành trong bối cảnh Công nghệ Số";
...
… tạo môi trường học tập năng động, đa dạng cho sinh viên học và luyện nghề
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chuyên nghiệp mà còn đa nhiệm, ĐH Duy Tân còn tạo điều kiện cho sinh viên ngành Văn Báo chí tham gia một số dự án lớn nhỏ tại Xưởng phim Én Bạc (SSS) của nhà trường, vốn được trang bị đầy đủ các công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất, gồm phim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX,… Tại đây, các bạn được thực hành sản xuất các sản phẩm báo chí, đặc biệt là các phóng sự ngắn, talkshow, chương trình truyền hình,…
Với những cơ sở và điều kiện như vậy, các kiến thức khi theo học chuyên ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân trở nên thực tế hơn nhiều vì sinh viên được học hành trong hệ thống nhà xưởng, phòng học có trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên còn được “luyện nghề” tại nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Tp. Đà Nẵng như: Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, báo Công an Đà Nẵng, báo Người Lao động, Nhà xuất bản Đà Nẵng,... nhằm tìm hiểu cách thức làm báo, tiếp cận vấn đề - khai thác - xử lý thông tin để có được những bài báo, những chương trình truyền thông, truyền hình chất lượng.
Ngành Văn Báo chí nói riêng và Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn nói chung đang là điểm nhấn quan trọng trong hướng tiếp cận tổng thể của ĐH Duy Tân với mục tiêu xây dựng một môi trường đại học nhân văn hiện đại trước xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem chi tiết tại website http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
- Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
- Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
- Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
- Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023:
o Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới;
o Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới;
o Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới;
o Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
- Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023:
o Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới,
o Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới,
o Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới,
o Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới,
o Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới,
o Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới,
o Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới,
o Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới.
- …
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/lam-co-hoi-va-nhieu-thach-thuc-khi-den-voi-nganh-van-bao-chi-post1532627.tpo