honghanhphan
Thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023, ngày 9/5/2023 Trường Y Dược thuộc Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm phát triển mạnh phong trào nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu của sinh viên.
Sinh viên Trường Y Dược tự tin thuyết trình trước Hội đồng Ban Giám khảo
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Trần Hữu Dàng - Hiệu trưởng Trường Y Dược, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “Nghiên cứu khoa học trong đào tạo đại học là một trong những hoạt động giúp các em sinh viên vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được học trên giảng đường để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong suốt quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu, các em sẽ học được cách tiếp cận vấn đề qua nhiều phương thức khác nhau, học được cách tìm kiếm và chọn lọc những thông tin, kiến thức mới từ sách báo, internet, thử nghiệm những phương pháp hay giải pháp giải quyết vấn đề khác nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất,…
Bên cạnh đó, việc tham gia nghiên cứu khoa học cũng là cơ hội để các em rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình. Từ đó, góp phần làm hoàn thiện hơn nữa hành trang trước khi bước vào thực tế nghề nghiệp của các em, giúp em thêm tự tin và mở rộng được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.”
GS.TS. Trần Hữu Dàng (ngoài cùng bên trái) trao giải Nhất cho nhóm thực hiện đề tài
"Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt"
Với tổng số 44 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Y Dược đăng ký báo cáo tại Hội nghị, Ban tổ chức đã chia thành 2 hội đồng: Hội đồng các đề tài của sinh viên Khoa Y, Khoa Răng-Hàm-Mặt cùng Khoa Điều dưỡng và Hội đồng các đề tài của sinh viên Khoa Dược, Trung tâm Sinh học Phân tử. Các báo cáo viên đã có 10 phút để trình bày đề tài nghiên cứu của cá nhân/nhóm trước Hội đồng và 5 phút để trả lời các câu hỏi phản biện từ các thành viên trong Hội đồng Giám khảo.
Hầu hết, các đề tài tham gia báo cáo tại Hội nghị đều được đánh giá cao bởi bám sát những vấn đề trong thực tiễn đời sống, đưa ra được những giải pháp khả thi, nhiều đề tài còn đi theo những hướng nghiên cứu mới, thể hiện được năng lực sáng tạo và khả năng nắm bắt vấn đề khá tốt của người thực hiện đề tài.
Tập thể giảng viên và sinh viên Trường Y Dược chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Các thành viên trong Hội đồng Ban Giám khảo cũng đánh giá rất cao khả năng thuyết trình lưu loát, phong thái trình bày tự tin, trả lời phản biện tốt của các báo cáo viên. Điều này cho thấy được một phần nào đó tài năng, bản lĩnh và vốn kiến thức sâu rộng của các bạn sinh viên không chỉ đối với vấn đề mình đã và đang nghiên cứu mà còn với những vấn đề liên quan khác.
Bế mạc Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao chứng nhận cho toàn bộ sinh viên có đề tài báo cáo tại Hội nghị và trao giải cho những dự án xuất sắc nhất. Cụ thể:
- Giải Nhất được trao cho đề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt.
- 3 giải Nhì được trao cho các đề tài:
+ Các microRNA huyết thanh là dấu ấn sinh học không xâm lấn tiềm năng cho ung thư gan;
+ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật Soave qua ngã hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh;
+ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2022.
- 5 giải Ba được trao cho các đề tài:
+ Khảo sát tiền đái tháo đường ở bệnh nhân thừa cân béo phì có tăng huyết áp;
+ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi;
+ Nghiên cứu bao bọc tinh dầu Chổi xuể bởi tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ứng dụng trong kiểm soát ấu trùng muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết;
+ Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris;
+ Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ Tp. Đà Nẵng năm 2021 và 2022.
- Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao 15 giải khuyến khích cho các đề tài khác.
Vui mừng khi đạt giải Nhất tại Hội nghị, sinh viên Lê Thị Thùy Dương - Thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt” chia sẻ: “Ý tưởng của chúng em xuất phát từ thực tế học môn phẫu thuật miệng - hàm mặt khi được thực hành trên các miếng da và nhận thấy được một số điểm hạn chế của mô hình hiện tại. Nhóm em đã tiến hành đề tài trong khoảng 3-4 tháng. Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các thầy cô ở Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa cũng như các thầy cô trong Khoa Răng-Hàm-Mặt trong việc phân tích các đặc điểm của các mô hình, hỗ trợ điạ điểm cũng như các điều kiện cần có để chế tạo miếng da, kết nối các bác sĩ chuyên khoa để xin ý kiến đánh giá. Bên cạnh đó, Trung tâm Stem & Fab Lab của trường Đại học Duy Tân đã hỗ trợ nhóm chúng em thiết kế và in, cắt khuôn bằng các máy hiện đại như phần mềm solidworks, máy in Dremel 3D45 trên chất liệu nhựa PLA và máy Flux Beamo desktop laser cutter;…
Đây là sản phẩm mà chúng em rất tâm huyết và dốc toàn tâm để thực hiện. Khi nghe thấy tên đề tài được giải Nhất, cá nhân em và cả nhóm đều thật sự rất vui khi thành quả và sự cố gắng của cả nhóm dưới sự hướng dẫn hỗ trợ tận tình của các thầy cô đã được ghi nhận. Giải thưởng này khích lệ chúng em rất nhiều trong việc tiếp tục phát huy tinh thần tìm tòi nghiên cứu sáng tạo để cải thiện chất lượng việc học và thực hành của sinh viên Răng-Hàm-Mặt nói riêng cũng như của khối ngành Khoa học Sức khoẻ nói chung.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5543&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Sinh viên Trường Y Dược tự tin thuyết trình trước Hội đồng Ban Giám khảo
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Trần Hữu Dàng - Hiệu trưởng Trường Y Dược, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “Nghiên cứu khoa học trong đào tạo đại học là một trong những hoạt động giúp các em sinh viên vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được học trên giảng đường để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong suốt quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu, các em sẽ học được cách tiếp cận vấn đề qua nhiều phương thức khác nhau, học được cách tìm kiếm và chọn lọc những thông tin, kiến thức mới từ sách báo, internet, thử nghiệm những phương pháp hay giải pháp giải quyết vấn đề khác nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất,…
Bên cạnh đó, việc tham gia nghiên cứu khoa học cũng là cơ hội để các em rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình. Từ đó, góp phần làm hoàn thiện hơn nữa hành trang trước khi bước vào thực tế nghề nghiệp của các em, giúp em thêm tự tin và mở rộng được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.”
GS.TS. Trần Hữu Dàng (ngoài cùng bên trái) trao giải Nhất cho nhóm thực hiện đề tài
"Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt"
Với tổng số 44 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Y Dược đăng ký báo cáo tại Hội nghị, Ban tổ chức đã chia thành 2 hội đồng: Hội đồng các đề tài của sinh viên Khoa Y, Khoa Răng-Hàm-Mặt cùng Khoa Điều dưỡng và Hội đồng các đề tài của sinh viên Khoa Dược, Trung tâm Sinh học Phân tử. Các báo cáo viên đã có 10 phút để trình bày đề tài nghiên cứu của cá nhân/nhóm trước Hội đồng và 5 phút để trả lời các câu hỏi phản biện từ các thành viên trong Hội đồng Giám khảo.
Hầu hết, các đề tài tham gia báo cáo tại Hội nghị đều được đánh giá cao bởi bám sát những vấn đề trong thực tiễn đời sống, đưa ra được những giải pháp khả thi, nhiều đề tài còn đi theo những hướng nghiên cứu mới, thể hiện được năng lực sáng tạo và khả năng nắm bắt vấn đề khá tốt của người thực hiện đề tài.
Tập thể giảng viên và sinh viên Trường Y Dược chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Các thành viên trong Hội đồng Ban Giám khảo cũng đánh giá rất cao khả năng thuyết trình lưu loát, phong thái trình bày tự tin, trả lời phản biện tốt của các báo cáo viên. Điều này cho thấy được một phần nào đó tài năng, bản lĩnh và vốn kiến thức sâu rộng của các bạn sinh viên không chỉ đối với vấn đề mình đã và đang nghiên cứu mà còn với những vấn đề liên quan khác.
Bế mạc Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao chứng nhận cho toàn bộ sinh viên có đề tài báo cáo tại Hội nghị và trao giải cho những dự án xuất sắc nhất. Cụ thể:
- Giải Nhất được trao cho đề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt.
- 3 giải Nhì được trao cho các đề tài:
+ Các microRNA huyết thanh là dấu ấn sinh học không xâm lấn tiềm năng cho ung thư gan;
+ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật Soave qua ngã hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh;
+ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2022.
- 5 giải Ba được trao cho các đề tài:
+ Khảo sát tiền đái tháo đường ở bệnh nhân thừa cân béo phì có tăng huyết áp;
+ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi;
+ Nghiên cứu bao bọc tinh dầu Chổi xuể bởi tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ứng dụng trong kiểm soát ấu trùng muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết;
+ Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris;
+ Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ Tp. Đà Nẵng năm 2021 và 2022.
- Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao 15 giải khuyến khích cho các đề tài khác.
Vui mừng khi đạt giải Nhất tại Hội nghị, sinh viên Lê Thị Thùy Dương - Thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chế tạo mô hình khâu vết thương trong thực hành phẫu thuật miệng - hàm mặt” chia sẻ: “Ý tưởng của chúng em xuất phát từ thực tế học môn phẫu thuật miệng - hàm mặt khi được thực hành trên các miếng da và nhận thấy được một số điểm hạn chế của mô hình hiện tại. Nhóm em đã tiến hành đề tài trong khoảng 3-4 tháng. Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các thầy cô ở Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa cũng như các thầy cô trong Khoa Răng-Hàm-Mặt trong việc phân tích các đặc điểm của các mô hình, hỗ trợ điạ điểm cũng như các điều kiện cần có để chế tạo miếng da, kết nối các bác sĩ chuyên khoa để xin ý kiến đánh giá. Bên cạnh đó, Trung tâm Stem & Fab Lab của trường Đại học Duy Tân đã hỗ trợ nhóm chúng em thiết kế và in, cắt khuôn bằng các máy hiện đại như phần mềm solidworks, máy in Dremel 3D45 trên chất liệu nhựa PLA và máy Flux Beamo desktop laser cutter;…
Đây là sản phẩm mà chúng em rất tâm huyết và dốc toàn tâm để thực hiện. Khi nghe thấy tên đề tài được giải Nhất, cá nhân em và cả nhóm đều thật sự rất vui khi thành quả và sự cố gắng của cả nhóm dưới sự hướng dẫn hỗ trợ tận tình của các thầy cô đã được ghi nhận. Giải thưởng này khích lệ chúng em rất nhiều trong việc tiếp tục phát huy tinh thần tìm tòi nghiên cứu sáng tạo để cải thiện chất lượng việc học và thực hành của sinh viên Răng-Hàm-Mặt nói riêng cũng như của khối ngành Khoa học Sức khoẻ nói chung.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5543&pid=2064&page=0&lang=vi-VN