honghanhphan
Việt Nam đã triển khai nhiều kế hoạch phục hồi du lịch sau đại dịch, đặt trọng tâm ưu tiên phát triển bền vững.
Chiều 13-11, tại Đà Nẵng, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp Trường ĐH Duy Tân và Bộ Văn hóa Thể thao Hàn Quốc tổ chức khai mạc hội thảo đào tạo cấp quản lý chính sách và chiến lược du lịch lần thứ 17 của tổ chức UNWTO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khách du lịch quốc tế tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho hay theo báo cáo của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới tại Đại hội đồng lần thứ 25 vừa qua, số khách du lịch quốc tế trong 7 tháng năm 2023 đạt khoảng 700 triệu lượt, phục hồi được 84% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả phục hồi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chậm hơn so với các khu vực khác trên thế giới, khi có những vùng như Trung Đông đã đón được nhiều khách hơn trước đại dịch.
Theo ông Việt, để phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn này, cần nhìn nhận và tư duy theo hướng bền vững và tự cường, quan tâm hơn đến tăng trưởng xanh và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý và xúc tiến điểm đến. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò thiết yếu của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cấp quản lý.
Nói về Việt Nam, ông Việt cho biết sau 2 năm mở cửa, ngành du lịch đã từng bước phục hồi và nhận được nhiều chính sách thuận lợi để phát triển. Trong 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế, phục hồi được 69% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt qua mục tiêu ban đầu đề ra là 8 triệu lượt cho cả năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo sinh kế người dân, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ông Việt cho rằng, Việt Nam đã triển khai nhiều kế hoạch phục hồi du lịch theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt sau đại dịch, huy động sự vào cuộc của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đặt trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
Hội thảo diễn ra đến ngày 16-11 với các phiên chuyên sâu gồm: Giáo dục vì ngành du lịch tương lai; sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng và tác động tới phát triển nguồn nhân lực; nâng cao kỹ năng và khả năng thích ứng kỹ thuật số và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trước khủng hoảng.
UNWTO là cơ quan chuyên trách của Liên hiệp quốc. Tính đến tháng 9-2023, UNWTO có 159 thành viên chính thức. Mục tiêu hoạt động của UNWTO là thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, mang lại cơ hội du lịch cho mọi người trên thế giới; tăng cường đóng góp của du lịch cho phát triển kinh tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo. Du lịch Việt Nam trở thành thành viên chính thức của UNWTO từ năm 1981, thuộc Ủy ban Đông Á - Thái Bình Dương.
B.Vân
Nguồn: https://nld.com.vn/du-lich-xanh/trien-khai-nhieu-ke-hoach-phuc-hoi-du-lich-20231113194522924.htm
Chiều 13-11, tại Đà Nẵng, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp Trường ĐH Duy Tân và Bộ Văn hóa Thể thao Hàn Quốc tổ chức khai mạc hội thảo đào tạo cấp quản lý chính sách và chiến lược du lịch lần thứ 17 của tổ chức UNWTO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khách du lịch quốc tế tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho hay theo báo cáo của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới tại Đại hội đồng lần thứ 25 vừa qua, số khách du lịch quốc tế trong 7 tháng năm 2023 đạt khoảng 700 triệu lượt, phục hồi được 84% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả phục hồi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chậm hơn so với các khu vực khác trên thế giới, khi có những vùng như Trung Đông đã đón được nhiều khách hơn trước đại dịch.
Theo ông Việt, để phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn này, cần nhìn nhận và tư duy theo hướng bền vững và tự cường, quan tâm hơn đến tăng trưởng xanh và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý và xúc tiến điểm đến. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò thiết yếu của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cấp quản lý.
Nói về Việt Nam, ông Việt cho biết sau 2 năm mở cửa, ngành du lịch đã từng bước phục hồi và nhận được nhiều chính sách thuận lợi để phát triển. Trong 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế, phục hồi được 69% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt qua mục tiêu ban đầu đề ra là 8 triệu lượt cho cả năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo sinh kế người dân, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ông Việt cho rằng, Việt Nam đã triển khai nhiều kế hoạch phục hồi du lịch theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt sau đại dịch, huy động sự vào cuộc của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đặt trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
Hội thảo diễn ra đến ngày 16-11 với các phiên chuyên sâu gồm: Giáo dục vì ngành du lịch tương lai; sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng và tác động tới phát triển nguồn nhân lực; nâng cao kỹ năng và khả năng thích ứng kỹ thuật số và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trước khủng hoảng.
UNWTO là cơ quan chuyên trách của Liên hiệp quốc. Tính đến tháng 9-2023, UNWTO có 159 thành viên chính thức. Mục tiêu hoạt động của UNWTO là thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, mang lại cơ hội du lịch cho mọi người trên thế giới; tăng cường đóng góp của du lịch cho phát triển kinh tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo. Du lịch Việt Nam trở thành thành viên chính thức của UNWTO từ năm 1981, thuộc Ủy ban Đông Á - Thái Bình Dương.
B.Vân
Nguồn: https://nld.com.vn/du-lich-xanh/trien-khai-nhieu-ke-hoach-phuc-hoi-du-lich-20231113194522924.htm