honghanhphan
Với niềm đam mê cùng tài năng nghệ thuật, ThS. Nguyễn Tiến Việt - Giảng viên Khoa Mỹ thuật Ứng dụng, Đại học (ĐH) Duy Tân đã gặt hái những thành công đáng kể trong lĩnh vực nghệ thuật của mình. Mới đây, tác phẩm khắc gỗ phá bản mang tên "Trở về" của ThS. Tiến Việt đã được Hội đồng Nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Tp. Đà Nẵng trao giải Nhì (không có giải Nhất) tại Triển lãm “Mỹ thuật Đà Nẵng 2023”. Tác phẩm này cũng đã giành giải Ba trong Cuộc thi “Vẽ tranh Di sản văn hoá Việt Nam qua hội hoạ” do Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức.
“Bộ sưu tập” giải thưởng ấn tượng
Tại Triển lãm “Mỹ thuật Đà Nẵng 2023” diễn ra từ ngày 9/12 - 24/12/2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, tác phẩm “Trở về” của ThS. Nguyễn Tiến Việt là 1 trong 54 tác phẩm xuất sắc nhất của các họa sĩ, nhà điêu khắc trên địa bàn Tp. Đà Nẵng thực hiện trong năm 2023 được Hội đồng Nghệ thuật của Hội Mỹ thuật thành phố trao giải Nhì đồng thời lựa chọn trưng bày tại triển lãm. "Trở về" của ThS. Tiến Việt là một tác phẩm mang tính biểu tượng, kết hợp giữa nghệ thuật hội hoạ và kiến trúc để tái hiện không chỉ vẻ đẹp của triều Nguyễn xưa mà còn tạo nên một không gian lãng mạn, trữ tình. Với sự kết hợp màu sắc vừa nhẹ nhàng, vừa tươi sáng, tác phẩm “Trở về” thực sự khơi gợi được một thời quá khứ huy hoàng của lịch sử Việt Nam.
ThS. Tiến Việt (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì
tại Triển lãm “Mỹ thuật Đà Nẵng 2023”…
Nói về ý tưởng thực hiện tác phẩm “Trở về”, ThS. Tiến Việt cho biết: “Trên chuyến bay từ Hà Nội về Đà Nẵng, tôi đã có dịp được đọc một bài viết về ‘Ấn vàng hoàng đế chi bảo’. Từ đó tôi đã mong muốn được đặt bút và vẽ ngay những ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Bắt đầu từ một bảo vật, những chi tiết uốn lượn chuyển động gợi cho ta cảm giác như thời gian xoay chuyển, để rồi xuất phát từ bảo vật đó, ta được du hành thời gian trở về những năm tháng cung đình triều Nguyễn. Bên cạnh đó, sự hiện diện của kiến trúc cung đình, lăng tẩm nguy nga đã tạo nên dấu ấn thời gian bất diệt. Chính điều đó khiến cả tác phẩm trở nên trữ tình và mang dáng dấp một Huế rất thơ như đang ‘thở’ và chuyển động theo dòng chảy thời gian.”
Tác phẩm “Trở về” được ThS. Tiến Việt miệt mài khắc vẽ trong 45 ngày. Dành nhiều thời gian tìm hiểu rất kỹ về lịch sử của “Ấn hoàng chi bảo”, ThS. Tiến Việt đã lựa chọn kỹ lưỡng từng hình tượng, từng hoạ tiết để đưa vào trong tác phẩm và khéo léo kết hợp, tạo hình làm sao để đồng nhất cũng như tạo được nhịp điệu trong tranh. Bên cạnh đó, “Trở về” là tác phẩm in khá lớn (kích thước 70cm x 190cm) và là tranh ghép với kỹ thuật in khắc gỗ nhiều lớp màu còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong khâu khắc và in mực để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo nhất có thể.
Vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm "Trở về" của ThS. Nguyễn Tiến Việt cũng đã được Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ghi nhận. Tác phẩm được trao giải Ba trong Cuộc thi “Vẽ tranh Di sản Văn hoá Việt Nam qua hội hoạ” và chính thức trao giải vào tháng 1/2024 sắp tới.
… và chụp ảnh lưu niệm bên tác phẩm “Trở về”
Trước đó, ThS. Tiến Việt đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và gặt hái được những thành tích ấn tượng, Tiêu biểu có thể kể đến như: giải Nhì (không có giải Nhất) tại Triển lãm Mỹ thuật Tp. Đà Nẵng năm 2020 với tác phẩm “Hơi ấm vùng cao”, giải C tại Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2019 do Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức với tác phẩm “Phận”, và rất nhiều tác phẩm khác được lựa chọn trưng bày tại các triển lãm cả trong nước và quốc tế.
Người thầy với niềm đam mê nghệ thuật Printmaking
Tốt nghiệp Trường ĐH Nghệ thuật Huế ngành Đồ họa và sau đó là Thạc sĩ ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng - Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ThS. Nguyễn Tiến Việt đã về công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2017. Hiện nay, ThS. Tiến Việt đang là Trưởng Bộ môn Cơ sở Đồ họa của Khoa Mỹ thuật Ứng dụng và đảm nhận giảng dạy các học phần về Hình hoạ, Cơ sở Tạo hình, Giải phẫu Tạo hình và Thiết kế Truyện tranh.
ThS. Tiến Việt chia sẻ: “Ngoài công việc giảng dạy ở ĐH Duy Tân thì nghệ thuật Printmaking (đồ hoạ tay) là một trong những đam mê chiếm phần lớn thời gian của tôi. Tôi cho rằng, khi làm bất kỳ việc gì chỉ cần mình có đam mê thì mình sẽ có động lực để cố gắng và hoàn thành tốt được công việc đó. Chính vì thế, thông qua giảng dạy tôi cũng luôn muốn truyền được lửa đam mê đến với sinh viên của mình và giúp các em giữ được ‘ngọn lửa’ ấy để các em luôn nghiêm túc với bản thân, với công việc và yêu nó như chính nguồn sống của mình. Có như vậy thì mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các em và những ước mơ của các em chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.”
Tác phẩm “Trở về”
Khắc gỗ phá bản chính là một trong những thể loại tranh mang lại nhiều cảm hứng sáng tác nhất cho ThS. Tiến Việt và Họa sĩ Trần Nguyên Đán - người được mệnh danh là “Cây đa giữa đồng” trong giới khắc gỗ Việt Nam chính là thần tượng của anh. Ngoài ra, ThS. Tiến Việt cũng đang theo đuổi và định hình phong cách ở một thể loại tranh mới nữa là tranh Sơn khắc. Tính đến thời điểm này, anh đã đã tạo ra được hơn 200 tác phẩm ở các thể loại khác nhau như tranh khắc gỗ đen trắng, tranh khắc gốc phá bản, tranh sơn khắc, tranh khắc gỗ độc bản và tranh bút sắt. Sự đa dạng này cho thấy sự sáng tạo và khả năng thích ứng của anh với nhiều phong cách và kỹ thuật nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm trong số đó của anh đã được những người yêu tranh sở hữu.
Với niềm đam mê và nhiệt huyết của mình, thông qua công việc giảng dạy tại ĐH Duy Tân, ThS. Tiến Việt đã truyền được cảm hứng đến rất nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật. Anh cũng chính là người “truyền lửa” giúp một nhóm sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa của ĐH Duy Tân mạnh dạn thiết kế và cho ra đời tác phẩm truyện tranh đang nhận được sự được sự quan tâm và yêu thích của rất nhiều bạn trẻ. Đó là tác phẩm “Tương tư” được chuyển thể từ truyện dài “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Các bạn cũng đang hoàn tất tác phẩm “Ma học đường” để giới thiệu và thời gian tới.
Ước mơ của ThS. Nguyễn Tiến Việt là có thể tổ chức một triển lãm tranh riêng, nơi anh có thể trưng bày tất cả những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà bản thân đã tạo ra. Triển lãm này sẽ là cơ hội để công chúng thưởng thức, cảm nhận sự sáng tạo và tài năng của anh trong việc khắc họa và truyền tải những thông điệp ý nghĩa qua nghệ thuật.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5830&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
“Bộ sưu tập” giải thưởng ấn tượng
Tại Triển lãm “Mỹ thuật Đà Nẵng 2023” diễn ra từ ngày 9/12 - 24/12/2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, tác phẩm “Trở về” của ThS. Nguyễn Tiến Việt là 1 trong 54 tác phẩm xuất sắc nhất của các họa sĩ, nhà điêu khắc trên địa bàn Tp. Đà Nẵng thực hiện trong năm 2023 được Hội đồng Nghệ thuật của Hội Mỹ thuật thành phố trao giải Nhì đồng thời lựa chọn trưng bày tại triển lãm. "Trở về" của ThS. Tiến Việt là một tác phẩm mang tính biểu tượng, kết hợp giữa nghệ thuật hội hoạ và kiến trúc để tái hiện không chỉ vẻ đẹp của triều Nguyễn xưa mà còn tạo nên một không gian lãng mạn, trữ tình. Với sự kết hợp màu sắc vừa nhẹ nhàng, vừa tươi sáng, tác phẩm “Trở về” thực sự khơi gợi được một thời quá khứ huy hoàng của lịch sử Việt Nam.
ThS. Tiến Việt (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì
tại Triển lãm “Mỹ thuật Đà Nẵng 2023”…
Nói về ý tưởng thực hiện tác phẩm “Trở về”, ThS. Tiến Việt cho biết: “Trên chuyến bay từ Hà Nội về Đà Nẵng, tôi đã có dịp được đọc một bài viết về ‘Ấn vàng hoàng đế chi bảo’. Từ đó tôi đã mong muốn được đặt bút và vẽ ngay những ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Bắt đầu từ một bảo vật, những chi tiết uốn lượn chuyển động gợi cho ta cảm giác như thời gian xoay chuyển, để rồi xuất phát từ bảo vật đó, ta được du hành thời gian trở về những năm tháng cung đình triều Nguyễn. Bên cạnh đó, sự hiện diện của kiến trúc cung đình, lăng tẩm nguy nga đã tạo nên dấu ấn thời gian bất diệt. Chính điều đó khiến cả tác phẩm trở nên trữ tình và mang dáng dấp một Huế rất thơ như đang ‘thở’ và chuyển động theo dòng chảy thời gian.”
Tác phẩm “Trở về” được ThS. Tiến Việt miệt mài khắc vẽ trong 45 ngày. Dành nhiều thời gian tìm hiểu rất kỹ về lịch sử của “Ấn hoàng chi bảo”, ThS. Tiến Việt đã lựa chọn kỹ lưỡng từng hình tượng, từng hoạ tiết để đưa vào trong tác phẩm và khéo léo kết hợp, tạo hình làm sao để đồng nhất cũng như tạo được nhịp điệu trong tranh. Bên cạnh đó, “Trở về” là tác phẩm in khá lớn (kích thước 70cm x 190cm) và là tranh ghép với kỹ thuật in khắc gỗ nhiều lớp màu còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong khâu khắc và in mực để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo nhất có thể.
Vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm "Trở về" của ThS. Nguyễn Tiến Việt cũng đã được Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ghi nhận. Tác phẩm được trao giải Ba trong Cuộc thi “Vẽ tranh Di sản Văn hoá Việt Nam qua hội hoạ” và chính thức trao giải vào tháng 1/2024 sắp tới.
… và chụp ảnh lưu niệm bên tác phẩm “Trở về”
Trước đó, ThS. Tiến Việt đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và gặt hái được những thành tích ấn tượng, Tiêu biểu có thể kể đến như: giải Nhì (không có giải Nhất) tại Triển lãm Mỹ thuật Tp. Đà Nẵng năm 2020 với tác phẩm “Hơi ấm vùng cao”, giải C tại Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2019 do Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức với tác phẩm “Phận”, và rất nhiều tác phẩm khác được lựa chọn trưng bày tại các triển lãm cả trong nước và quốc tế.
Người thầy với niềm đam mê nghệ thuật Printmaking
Tốt nghiệp Trường ĐH Nghệ thuật Huế ngành Đồ họa và sau đó là Thạc sĩ ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng - Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ThS. Nguyễn Tiến Việt đã về công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2017. Hiện nay, ThS. Tiến Việt đang là Trưởng Bộ môn Cơ sở Đồ họa của Khoa Mỹ thuật Ứng dụng và đảm nhận giảng dạy các học phần về Hình hoạ, Cơ sở Tạo hình, Giải phẫu Tạo hình và Thiết kế Truyện tranh.
ThS. Tiến Việt chia sẻ: “Ngoài công việc giảng dạy ở ĐH Duy Tân thì nghệ thuật Printmaking (đồ hoạ tay) là một trong những đam mê chiếm phần lớn thời gian của tôi. Tôi cho rằng, khi làm bất kỳ việc gì chỉ cần mình có đam mê thì mình sẽ có động lực để cố gắng và hoàn thành tốt được công việc đó. Chính vì thế, thông qua giảng dạy tôi cũng luôn muốn truyền được lửa đam mê đến với sinh viên của mình và giúp các em giữ được ‘ngọn lửa’ ấy để các em luôn nghiêm túc với bản thân, với công việc và yêu nó như chính nguồn sống của mình. Có như vậy thì mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các em và những ước mơ của các em chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.”
Tác phẩm “Trở về”
Khắc gỗ phá bản chính là một trong những thể loại tranh mang lại nhiều cảm hứng sáng tác nhất cho ThS. Tiến Việt và Họa sĩ Trần Nguyên Đán - người được mệnh danh là “Cây đa giữa đồng” trong giới khắc gỗ Việt Nam chính là thần tượng của anh. Ngoài ra, ThS. Tiến Việt cũng đang theo đuổi và định hình phong cách ở một thể loại tranh mới nữa là tranh Sơn khắc. Tính đến thời điểm này, anh đã đã tạo ra được hơn 200 tác phẩm ở các thể loại khác nhau như tranh khắc gỗ đen trắng, tranh khắc gốc phá bản, tranh sơn khắc, tranh khắc gỗ độc bản và tranh bút sắt. Sự đa dạng này cho thấy sự sáng tạo và khả năng thích ứng của anh với nhiều phong cách và kỹ thuật nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm trong số đó của anh đã được những người yêu tranh sở hữu.
Với niềm đam mê và nhiệt huyết của mình, thông qua công việc giảng dạy tại ĐH Duy Tân, ThS. Tiến Việt đã truyền được cảm hứng đến rất nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật. Anh cũng chính là người “truyền lửa” giúp một nhóm sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa của ĐH Duy Tân mạnh dạn thiết kế và cho ra đời tác phẩm truyện tranh đang nhận được sự được sự quan tâm và yêu thích của rất nhiều bạn trẻ. Đó là tác phẩm “Tương tư” được chuyển thể từ truyện dài “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Các bạn cũng đang hoàn tất tác phẩm “Ma học đường” để giới thiệu và thời gian tới.
Ước mơ của ThS. Nguyễn Tiến Việt là có thể tổ chức một triển lãm tranh riêng, nơi anh có thể trưng bày tất cả những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà bản thân đã tạo ra. Triển lãm này sẽ là cơ hội để công chúng thưởng thức, cảm nhận sự sáng tạo và tài năng của anh trong việc khắc họa và truyền tải những thông điệp ý nghĩa qua nghệ thuật.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5830&pid=2064&page=0&lang=vi-VN