honghanhphan
FPT Software Đà Nẵng (FSOFT Miền Trung) và Đại học Duy Tân chính thức ký kết triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản (Japanese BrSE) cho các khóa sinh viên từ năm 2 của Đại học Duy Tân vào ngày 23/8/2024. Đây là chương trình đã được FPT Software Đà Nẵng triển khai đào tạo rất hiệu quả từ đơn vị và chính thức chuyển giao về các trường đại học để tiếp tục hành trình đào tạo cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
Ông Nguyễn Tuấn Phương - Chủ tịch FSOFT Miền Trung phát biểu tại Lễ ký kết
Được thành lập từ năm 2005, cho đến nay FPT Software Đà Nẵng đã không ngừng lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin có quy mô lớn nhất miền Trung. Hiện tại, FPT Software Đà Nẵng đang có 2 trụ sở làm việc là Tòa nhà FPT An Đồn, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà và Tòa nhà FPT Complex, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nguồn lực trong suốt những năm qua, công ty đã thiết lập quan hệ với gần 30 trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo về Công nghệ Thông tin tại khu vực miền Trung (Vinh, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,…). Cùng với việc ký kết hợp tác, FPT Software Đà Nẵng đã chuyển giao chương trình đào tạo do chính các chuyên gia công nghệ của công ty xây dựng tới các trường. Các trường đại học đã cam kết đào tạo sinh viên theo đúng chương trình đào tạo này để đảm bảo ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng, được nhận thẳng vào FPT Software Đà Nẵng làm việc mà không cần quá trình đào tạo lại.
Lễ ký kết hợp tác giữa FSOFT miền Trung và Đại học Duy Tân
Tại Lễ Ký kết, lãnh đạo 2 đơn vị đều khẳng định FSOFT miền Trung và Đại học Duy Tân đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị từ 15 năm nay, 2 bên đã cùng triển khai rất nhiều chương trình bổ ích cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin. Bởi vậy, cả 2 đơn vị đều rất tin tưởng vào thành công của chương trình đào tạo Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản. Lãnh đạo 2 bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả kỹ năng “mềm” và ngoại ngữ để có thể hòa nhập vào môi trường làm việc quốc tế.
Chương trình đào tạo Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản được thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính. Với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực, chương trình không chỉ giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn phát triển kỹ năng tiếng Nhật - một ngôn ngữ quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Phần mềm. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Đại học Duy Tân và FSOFT miền Trung, sinh viên tham gia chương trình sẽ có cơ hội mở rộng cơ việc làm tại Nhật Bản với mức thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên xuất sắc trong chương trình cũng sẽ nhận được học bổng lên đến hàng chục triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần học tập và phấn đấu của các bạn trẻ.
Triển khai đào tạo chương trình Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản, Đại học Duy Tân và FSOFT miền Trung đều kỳ vọng sẽ đào tạo ra những thế hệ kỹ sư tài năng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Đây cũng là cơ hội vàng cho các bạn sinh viên theo đuổi đam mê trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và khám phá môi trường làm việc quốc tế.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=6020&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Ông Nguyễn Tuấn Phương - Chủ tịch FSOFT Miền Trung phát biểu tại Lễ ký kết
Được thành lập từ năm 2005, cho đến nay FPT Software Đà Nẵng đã không ngừng lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin có quy mô lớn nhất miền Trung. Hiện tại, FPT Software Đà Nẵng đang có 2 trụ sở làm việc là Tòa nhà FPT An Đồn, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà và Tòa nhà FPT Complex, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nguồn lực trong suốt những năm qua, công ty đã thiết lập quan hệ với gần 30 trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo về Công nghệ Thông tin tại khu vực miền Trung (Vinh, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,…). Cùng với việc ký kết hợp tác, FPT Software Đà Nẵng đã chuyển giao chương trình đào tạo do chính các chuyên gia công nghệ của công ty xây dựng tới các trường. Các trường đại học đã cam kết đào tạo sinh viên theo đúng chương trình đào tạo này để đảm bảo ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng, được nhận thẳng vào FPT Software Đà Nẵng làm việc mà không cần quá trình đào tạo lại.
Lễ ký kết hợp tác giữa FSOFT miền Trung và Đại học Duy Tân
Tại Lễ Ký kết, lãnh đạo 2 đơn vị đều khẳng định FSOFT miền Trung và Đại học Duy Tân đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị từ 15 năm nay, 2 bên đã cùng triển khai rất nhiều chương trình bổ ích cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin. Bởi vậy, cả 2 đơn vị đều rất tin tưởng vào thành công của chương trình đào tạo Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản. Lãnh đạo 2 bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả kỹ năng “mềm” và ngoại ngữ để có thể hòa nhập vào môi trường làm việc quốc tế.
Chương trình đào tạo Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản được thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính. Với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực, chương trình không chỉ giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn phát triển kỹ năng tiếng Nhật - một ngôn ngữ quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Phần mềm. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Đại học Duy Tân và FSOFT miền Trung, sinh viên tham gia chương trình sẽ có cơ hội mở rộng cơ việc làm tại Nhật Bản với mức thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên xuất sắc trong chương trình cũng sẽ nhận được học bổng lên đến hàng chục triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần học tập và phấn đấu của các bạn trẻ.
Triển khai đào tạo chương trình Kỹ sư Cầu nối Nhật Bản, Đại học Duy Tân và FSOFT miền Trung đều kỳ vọng sẽ đào tạo ra những thế hệ kỹ sư tài năng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Đây cũng là cơ hội vàng cho các bạn sinh viên theo đuổi đam mê trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và khám phá môi trường làm việc quốc tế.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=6020&pid=2062&page=0&lang=vi-VN