PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


Bảo Hân

Bảo Hân
MemBer
MemBer
Rọ đá thường có dạng hình khối hay trụ, được đan bằng thép mạ kẽm hoặc thép bọc nhựa PVC bên trong đựng đá hộc. Thường dùng trong xây dựng công trình, gia cố mái (kênh, kè, đập), chân bờ, đắp luỹ, chắn sóng xói lở, sạt trượt. Hiểu một cách đơn giản thì rọ chứa đá chính là một hệ thống lưới thép mạ kẽm hoặc được bọc nhựa PVC. Chúng được liên kết với nhau để tạo thành các khối hình học với kích thước rọ đá hộc theo tiêu chuẩn mà bên trong rọ sẽ đựng đá. Đây cũng được xem là sản phẩm địa kỹ thuật sử dụng rất phổ biến trong những công trình xây dựng liên quan trực tiếp đến địa chất.

Công dụng của rọ đá

Rọ đá hay thảm đá là hệ thống lưới thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC được liên kết thành các khối hình học, bên trong đựng đá. Đây là một loại sản phẩm phổ biến vì được ứng dụng khá rộng rãi trong xây dựng.

Hiện nay trên thị trường rọ đá, thảm đá được chia làm rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là loại mạ kẽm và mạ kẽm bọc nhựa PVC. Ngoài ra còn có rọ đá, thảm đá làm bằng nhựa PP hay PE. Cả hai loại sản phẩm trên đều được sử dụng phổ biến trong các công trình thủy lợi như bảo vệ bờ kè, chống xói mòn, sạt lở cho các bờ sông – suối khi có dòng nước mạng đi qua,…

Rọ đá là một trong những sản phẩm địa kỹ thuật được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công trình xây dựng liên quan đến địa chất. Với tính ứng dụng cao, rọ đá xuất hiện trong nhiều loại công trình và giữ vai trò khác nhau.

• Bảo vệ mái – lòng kênh: Rọ đá dùng để kiểm soát và điều phối dòng chảy qua kênh, khe suối và tránh hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ. Có tính đàn hồi và thoát nước cao, rọ đá cho phép sự dịch chuyển của mách nước ngầm tự nhiên, qua thời gian bùn đất sẽ phủ đầy các khoảng trống của rọ đá tạo giúp cho sự phát triển của hệ thực vật và cân bằng môi trường sinh thái.

• Bảo vệ đường ô tô: Sử dụng rọ đá neo có khả năng xây dựng tường chắn(tường trọng lực) cao đến 8m ở chân taluy để chống sạt lở, lụt, gia cố nền đất.

• Xây đập chắn nước: Một trong những ứng dụng khác của rọ đá là sử dụng trong xây dựng đập lưu nước, kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả.

• Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, làm cảnh quan.

Quy chuẩn của dây thép đan lưới

• Dây đan, dây lưới, dây buộc là dây thép dẻo, mạ kẽm theo phương pháp nhúng nóng đảm bảo trọng lượng lớp phủ từ 200g – 280g/m2 đối với thép mạ kẽm nặng và 50g – 60g/m2 đối với thép mạ kẽm thông thường.

• Dây thép đan thông thường có đường kính lõi thép: 2.2mm, 2.7mm và 3.0mm.

• Dây thép viền thông thường có đường kính lõi thép: 2.7mm, 3.0mm, 3.4mm và 3.9mm.

• Dung sau đường kính của sợi thép mạ kẽm tuân thủ theo tiêu chuẩn

Vậy cách thi công rọ đá như thế nào?

Dựa vào đặc điểm của công trình thiết kế mà chúng ta có thể chọn một trong 2 phương pháp thi công dưới đây:

Phương pháp thả rọ rồi mới tiến hành bỏ đá

Trong phương pháp này chúng ta tiến hành thả rọ không vào vị trí cần lắp đặt trước rồi mới tiến hành bỏ đá đã chuẩn bị sẵn ở tại công trình thi công vào rọ. Phương pháp này được ứng dụng trong trường hợp công trình của bạn nằm ở trên cạn hoặc ở những vị trí có mặt nước thấp. Thông thường, để thả đá nhanh chóng thì các chủ công trình xây dựng thường sử dụng thả bằng máy xáng cạp hay máy cuốc,…

Phương pháp bỏ đá vào rọ rồi mới thả rọ xuống

Với đặc điểm của các công trình thực hiện thi công trong trường hợp dưới mực nước cao thì chúng ta cần sử dụng phương pháp bỏ đá vào rọ rồi mới thả rọ xuống lắp đặt vào vị trí cần thi công. Lưu ý trong phương pháp này chúng ta cần có một hệ thống bệ đỡ chắc chắn bằng thép để có thể định hình và đỡ rọ tránh trường hợp khi thả rọ với khối lượng quá lớn làm cho rọ bị cong quẹo và xiêu lệch đi.

Những lưu ý khi thi công rọ đá

Khi thi công ưu tiên sử dụng rọ càng lớn thì càng tốt. Bởi vì với kích thước lớn càng lớn thì khả năng bền và đứng vững – chịu được lực tác động càng cao. Đồng thời sẽ ít vị trí ghép rọ nên giá thành sẽ giảm.

Chúng ta nên sử dụng đá bỏ vào rọ phải phù hợp với mắc lưới trong thiết kế rọ. Tránh trường hợp mắt lưới rọ to hơn so với kích thước của đá. Với kích thước mắt lưới rọ và đá dưới đây được xem là thích hợp với nhau như: Mắc lưới rọ là (8 x 10) cm thì chúng ta nên bỏ những viên đá có kích cỡ phải lón hoen (8 x 10) cm.

Lưu ý: Thông thường các chủ công trình thường sử dụng các rọ có thiết kế (2x1x1)m hoặc (2x1x0.5)m. Để có thể có được rọ đá xếp chặt chẽ chúng ta cần sử dùng các đá thả rọ có kích thước đều nhau (không chênh lệch về kích thước quá lớn).




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết