thanhnhantruong
"Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng 7-4-2012, trang thông tin trực tuyến http://www.tuvantuyensinh.vn cùng báo Pháp luật TP.HCM tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình tư vấn ""Hướng nghiệp, chọn nghề, tư vấn ôn thi ĐH-CĐ 2012 trực tuyến"" trên chuyên trang http://www.huongnghiep.tuvantuyensinh.vn về chủ đề “Phương pháp học toán và chọn ngành nghề phù hợp”.
Trong một thời gian ngắn, trang thông tin trực tuyến http://www.tuvantuyensinh.vn đã nhận được nhiều câu hỏi của học sinh tỏ ra ái ngại khi học môn toán, vì cho rằng môn học này vừa khô vừa khó và mau quên. Một số học sinh cho rằng mình không nắm chắc phương pháp học toán nên dẫn đến mất căn bản.
Để giải đáp những băn khoăn của đông đảo học sinh, chương trình tư vấn ""Hướng nghiệp, chọn nghề, tư vấn ôn thi ĐH-CĐ 2012 trực tuyến"" do trang thông tin trực tuyến http://www.tuvantuyensinh.vn cùng báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tuần này sẽ tập trung giải đáp những băn khoăn của các em, đồng thời sẽ hướng dẫn phương pháp học toán có hiệu quả, nắm chắc kiến thức về môn học này để dễ dàng thi đạt kết quả cao trong kỳ thi ĐH-CĐ 2012 này.
Đây là cơ hội để học sinh học toán với hai vị PGS.TS toán có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu về môn toán của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) là: PGS.TS Nguyễn Đình Phư và TS Nguyễn Viết Đông.
Chương trình còn có sự tham dự của chuyên gia về lĩnh vực nhân sự là bà Trần Thùy Trâm, Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates (L&A). Bà Trâm sẽ giải đáp những băn khoăn của học sinh về chọn nghề, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân.
Cùng sự có mặt của các chuyên gia, nhà giáo tư vấn:
- PGS.TS Nguyễn Đình Phư - Giảng viên Toán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
- TS. Nguyễn Viết Đông - Giảng viên Toán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
- Thầy Nguyễn Phúc Đức - Giáo viên Toán, Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam.
Chương trình đồng thời sẽ được tường thuật trực tuyến tại địa chỉ http://www.huongnghiep.tuvantuyensinh.vn và http://www.phapluattp.vn.
Ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có nhu cầu muốn được tư vấn về hướng nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp, phương pháp học tập và ôn thi sao cho hiệu quả xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
Ảnh: Duy Hiên
*Thưa thầy (cô), khi xét dấu của đa thức f(x) = ax3+bx2+cx+d em dùng máy tính được chỉ có hai nghiệm x1 và x2. Vậy làm sao em biết được nghiệm nào là nghiệm kép để f(x) không đổi dấu khi qua nghiệm đó? (Thanh Trung - Email: thanhtrung@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
- Lấy f(x) /(x-x1) được tam thức bậc hai g(x).
- Bấm máy tính để tính nghiệm g(x): nếu x1 là 1 nghiệm của g(x) thì x1 là nghiệm kép của f(x), nếu không thì x2 là nghiệm kép của f(x).
*Đối với tích phân mà biểu thức dưới dấu tích phân chứa x2+a thì khi nào ta đặt t=x2+a và khi nào thì đặt x = ? Cám ơn Thầy cô rất nhiều!
(Diệu Linh - Email: dieulinh@yahoo.com.vn)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Chào bạn! F(x)=xm / (x2 +a2)k. Nếu m chẵn thì đặt x=a tant, nếu m lẻ thì đặt t=x2 +a2 . Chúc bạn thành công!
*Thưa thầy, làm sao phân biệt được cách tính tích phân bằng công thức từng phần với dạng tích phân bằng phương pháp khác? (Hạ Duy - Email: haduy@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông ( phải) ( Ảnh: Duy Hiên)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Trong chương trình phổ thông đã giới thiệu một số dạng tích phân mà bắt buộc phải tính bằng phương pháp tích phân từng phần: F(x)= sinax*P(x), cosbx*P(x) thì đặt u=P(x). F(x)=P(x)*lnx thì đặt u=lnx.F(x)=eax *sinbx thì phải tích phân từng phần 2 lần sẽ quay về tích phân ban đầu, nếu cả 2 lần đều đặt u=sinbx. Một số tích phân cần đổi biến trước khi tích phân từng phần.
*Xin chào Hội đồng tư vấn, năm nay em thi khối A nếu em đạt khoảng 20 điểm thì em có thể học ngành gì? Ngành Cầu đường của ĐH GTVT có tuyển thí sinh với số điểm đó không? (Thanh An - Email: annguyen@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào ! Em thi khối A mà đạt 20 điểm thì có nhiều ngành cho em chọn, kể cả ngành Cầu đường.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư( Ảnh: Duy Hiên)
*Năm nay em dự định thi vào ĐH Sư phạm Khoa Toán, nhưng em nghe nói ngành Sư phạm những năm gần đây ít người học, vì khi ra trường sẽ bị chuyển đi dạy ở các trường ở vùng sâu vùng xa rất cực khổ. Các thầy tư vấn giúp em để em tự tin trong việc lựa chọn tương lai của mình? Em cảm ơn. (Thanh Tú - Email: tuthanh111@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Trước hết, nếu em thấy mình có năng khiếu sư phạm và lòng yêu trẻ thì hãy thi vào ngành Sư phạm Toán. Cuộc sống rất đa dạng, phong phú: Có người muốn ở gần ba-má, nhưng lại có người muốn tự lập đi xa. Em hãy tự hỏi mình thuộc ai trong số đó ( Cần lưu ý: Cuộc sống hôm nay cũng không đến nỗi cực khổ như thời ba- má của em đâu! Hãy tự tin để có thể chiến thắng mọi khó khăn chứ!)
*Chào các thầy, em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, em muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa. Vậy nên chọn ngành nào? (Thúy Quỳnh - Email: nhocti@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Trước mắt Em nên thi khối A. Nếu điểm thi cao, Em có thể thay đổi ngành học khi làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, hai ngành Lý và Hóa phải thí nghiệm rất nhiều nên Em cần phải có sức khỏe. Ngành hay khi mình đam mê và sống vì nó!
*Em học khá tự nhiên. Em học khá khối A. Em đang phân vân giữa nhóm ngành kinh tế và kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn? (Minh Tánh - Email: minhtanh1234@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em ! Em thích khoa học Tự nhiên và học khá các môn khối A, vậy Em hãy thi Đại học khối A. Việc chọn ngành kinh tế hay kỹ thuật còn do ý thích, hoàn cảnh, thậm chí phụ thuộc vào truyền thống của Ba Mẹ. Ngành nào cũng thừa công chức bình thường hoặc kém, nhưng lại rất thiếu chuyên gia giỏi. Ngành hay, nghề tốt là khi bản thân mình đam mê, sống vì nghề! Em hãy chọn nghề mà mình thấy có năng khiếu và thích. Chúc Em thành công trong tương lai.
Bà Trần Thùy Trâm ( Ảnh: Duy Hiên)
*Chào cô Thùy Tâm, học Quản trị kinh doanh xong có nhất thiết là phải kinh doanh không? Có ngành nghề nào mà khi học Quản trị kinh doanh xong cũng làm được không? Em mong cô tư vấn giúp, xin cảm ơn! (Tuyết Trinh - Email: trinh@47@yahoo.com.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, - Học quản trị kinh doanh xong bạn có rất nhiều cơ hội làm việc trong những lĩnh vực khác như: trở thành nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên quản lý dự án,... - Khi học xong quản trị kinh doanh thì bạn có thể chọn rất nhiều ngành - nghề như : tiêu dùng nhanh( unilever, p&g..), hóa chất ( jotun, steel..), sản xuất( viettien,...), dịch vụ(techcombank,...)...Bởi vì tất cả các doanh nghiệp đều cần có nhân viên kinh doanh để phát triển sản phẩm ra thị trường. Điều quan trọng nhất là năng lực của bạn trong công việc mà bạn đã chọn. Chúc bạn thành công !
*Xin chào Hội đồng tư vấn, Những tố chất gì tạo nên một nhà quản lí giỏi? Xin cảm ơn. (Thanh Minh - Email: thanhminh@yahoo.com.vn.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Những tố chất tạo nên một nhà quản lý giỏi bao gồm: - Kiến thức: bạn phải có những kiến thức rộng, bao quát trong lĩnh vực mà bạn đang thực hiện. - Thái độ: bạn phải có những thái độ làm việc hết mình, lạc quan, ... - Kỹ năng: bạn cần có những kỹ năng ""truyền lửa"", thu phục lòng người, luôn luôn có nhiều sáng tạo trong công việc, Những yếu tố trên sẽ giúp bạn có đủ năng lực để trở thành nhà quản lý giỏi. Chúc bạn thành công và trở thành nhà quản lý tài ba trong tương lai. (Bà Trần Thùy Trâm)
*Thưa thầy (cô), em có tính hay quên. Khi học thì em hiểu và làm được gần như trọn vẹn đề thi nhưng đến hôm sau em lại không nhớ dạng đã làm mà cần gợi ý lại bài cũ. Thầy (cô) có cách nào giúp em ghi nhớ những dạng toán đã học được không ạ? (Vĩnh Hưng - Email: vinhhung@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Vấn đề của em là do tâm lý là chính mà thôi. Khi đọc đề em cảm thấy hoang mang và không biết sẽ bắt đầu từ đâu rồi trở nên rối trí. Kiến thức về bài tập đã giải ngày hôm trước nếu như em đã hiểu và làm rồi thì ngày hôm sau vẫn ở trong ""bộ nhớ"" mình thôi. Em thử làm theo các bước sau nhé:
Sau khi đọc đề bài em đừng vội làm ngay mà hãy cố gắng hiểu đề thuộc dạng bài tập nào mình đã gặp.
Định hướng dạng bài tập mình đang cần giải quyết.
Cố gắng liên tưởng đến những kiến thức, bài tập đã giải.
Cố gắng củng cố lại lòng tin ở bản thân mình là chính. Em bị rối do tâm lý bị hoang mang mà thôi.
Chúc em sớm khắc phục được nhược điểm của mình nhé!
*Năm nay em định đăng ký thi vào ngành Toán – Tin. Xin các thầy tư vấn giúp em là học ngành này thì khi vào chuyên ngành sẽ nghiêng về Toán nhiều hơn hay Tin nhiều hơn? Em đang băn khoăn. Em xin cảm ơn. (Tú Trinh - Email: betrinh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán – Tin có nhiều ngành, nhưng có thể tóm lược trong hai lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Hai hướng này hoàn toàn độc lập nhau, nhưng Em có thể học một lúc hai hướng với điều kiện Em học giỏi. Chọn hướng nào là tùy thuộc vào sự yêu thích, năng khiếu và nhu cầu của cá nhân. Học Toán Lý thuyết sẽ ra làm cán bộ nghiên cứu Toán học, Cơ học, Toán học đảm bảo cho Máy tính,.. và đi dạy học từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Nghề và Trung học Phổ thông. Học Toán ứng dụng ra có thể làm trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngân hàng, bảo hiểm,... Hẹn gặp Em ở Khoa Toán - Tin học Trường ĐHKH tự nhiên- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
*Thầy ơi, phần khảo sát hàm sồ thì em nắm vừng từng bước nhưng ở bước vẽ thì em hay bị sai sót. Thầy có thể giúp em được không ạ? (Trung Hoa - Email: trunghoasen...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào Trung! Bước vẽ đồ thị có thể nói là bước cuối cùng và khá đơn giản đó nhưng nó đòi hỏi chút khéo léo, sự cẩn thận. Em hãy tập luyện thao tác vẽ đồ thị thật chính xác từ việc lập bảng giá trị hợp lý sao cho lấy điểm trêm mặt phẳng tọa độ dễ dàng. Em cũng có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị như thước parabol chẳng hạn. Chúc em thành công!
*Thưa thầy (cô), em có tính hay quên. Khi học thì em hiểu và làm được gần như trọn vẹn đề thi nhưng đến hôm sau em lại không nhớ dạng đã làm mà cần gợi ý lại bài cũ. Thầy (cô) có cách nào giúp em ghi nhớ những dạng toán đã học được không ạ? (Vĩnh Hưng - Email: vinhhung@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Vấn đề của em là do tâm lý là chính mà thôi. Khi đọc đề em cảm thấy hoang mang và không biết sẽ bắt đầu từ đâu rồi trở nên rối trí. Kiến thức về bài tập đã giải ngày hôm trước nếu như em đã hiểu và làm rồi thì ngày hôm sau vẫn ở trong ""bộ nhớ"" mình thôi. Em thử làm theo các bước sau nhé:
Sau khi đọc đề bài em đừng vội làm ngay mà hãy cố gắng hiểu đề thuộc dạng bài tập nào mình đã gặp.
Định hướng dạng bài tập mình đang cần giải quyết.
Cố gắng liên tưởng đến những kiến thức, bài tập đã giải.
Cố gắng củng cố lại lòng tin ở bản thân mình là chính. Em bị rối do tâm lý bị hoang mang mà thôi.
Chúc em sớm khắc phục được nhược điểm của mình nhé!
*Chào cô Trâm, theo cháu được biết có một số người khi chưa làm quản lí thì họ rất vui vẻ, hoạt bát với mọi người nhưng khi được lên làm quản lí thì tố chất đó không còn nữa mà thay vào đó là một bộ mặt nghiêm nghị. Mong cô chia sẻ cùng cháu. Xin cảm ơn cô. (Hạ Hoa - Email: ha_hoa@gmail.com.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Theo phong cách quản lý hiện đại thì người quản lý luôn cố gắng hòa nhập với đội ngũ của mình nhằm hiểu rõ những thế mạnh cũng như những khó khăn, để có những hổ kịp thời giúp nhân viên đạt được thành tích như mong đợi. Tuy nhiên trong công việc một số tình huống bắt buộc nhà quản lý phải giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc, công tâm để đạt được kết quả tốt nhất công việc mà họ đã được giao. Chúc bạn làm việc vui vẻ.
*Năm nay em định đăng ký thi vào ngành Toán – Tin. Xin các thầy tư vấn giúp em là học ngành này thì khi vào chuyên ngành sẽ nghiêng về Toán nhiều hơn hay Tin nhiều hơn? Em đang băn khoăn. Em xin cảm ơn. (Tú Trinh - Email: betrinh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán – Tin có nhiều ngành, nhưng có thể tóm lược trong hai lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Hai hướng này hoàn toàn độc lập nhau, nhưng Em có thể học một lúc hai hướng với điều kiện Em học giỏi. Chọn hướng nào là tùy thuộc vào sự yêu thích, năng khiếu và nhu cầu của cá nhân. Học Toán Lý thuyết sẽ ra làm cán bộ nghiên cứu Toán học, Cơ học, Toán học đảm bảo cho Máy tính,.. và đi dạy học từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Nghề và Trung học Phổ thông. Học Toán ứng dụng ra có thể làm trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngân hàng, bảo hiểm,... Hẹn gặp Em ở Khoa Toán - Tin học Trường ĐHKH tự nhiên- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
*Thưa thầy, em là Thanh Nhàn hiện đang học lớp 12 và chuẩn thi vào khối D, môn toán em chỉ lọai khá. Em muốn hỏi thầy là trong 1 khoảng thời gian ngắn nên ôn thi theo hướng nào để thi cho tốt? Em có thể bỏ qua phần Hình học lớp 10 và 11 không? Em cám ơn thầy. (Thanh Nhàn - Email: nhanhoaphuong...@yahoo.com.vn.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Nội dung thi Toán khối D cũng có trong chương trình quy định của Cục khảo thí. Kiến thức thi bao gồm những vấn đề đã học PTTH. Toán khối D cũng có một phần tự chọn: Giữa hình học không gian và hình giải tích, ... vì vậy Em được quyền không ôn tập phần còn lại. Nhưng một bài thi thường có 05-07 bài, do đó Em không nên học tủ.
Thầy ơi, phần khảo sát hàm sồ thì em nắm vừng từng bước nhưng ở bước vẽ thì em hay bị sai sót. Thầy có thể giúp em được không ạ? (Trung Hoa - Email: trunghoasen...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào Trung! Bước vẽ đồ thị có thể nói là bước cuối cùng và khá đơn giản đó nhưng nó đòi hỏi chút khéo léo, sự cẩn thận. Em hãy tập luyện thao tác vẽ đồ thị thật chính xác từ việc lập bảng giá trị hợp lý sao cho lấy điểm trêm mặt phẳng tọa độ dễ dàng. Em cũng có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị như thước parabol chẳng hạn. Chúc em thành công.
*Xin chào Hội đồng tư vấn, em có 1 câu hỏi mong các thầy giúp : Môn Toán, đặc biệt là Đại Số có rất nhiều công thức cũng như là cách làm nên em rất dễ lẫn lộn, vậy làm sao để phân biệt các công thức đó ạ? (Ngọc Nhẫn - Email: ngocnhan...@yahoo.conm.vn)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Chào em!
- Phần căn thức: có một số công thức liên quan học sinh cần hiểu bản chất thì mới không nhầm lẫn. Sau đó phải làm các bài tập áp dụng những công thức ấy để nhớ kỹ hơn. - Phần logarit: phải nhớ điều kiện để logarit có nghĩa gồm cơ số của logarit phải dương và khác 1, biểu thức nằm dưới dấu logarit phải dương( trong khi đó biểu thức nằm dưới dấu căn bậc chẵn phải không âm). Logarit của tích thì bằng tổng các logarit, học sinh thường nhầm logarit của tổng bằng tích các logarit. Các công thức đổi cơ số của logarit cũng rất quan trọng khi giải phương trình hay bất phương trình. (TS. Nguyễn Viết Đông)
Các giáo viên tại trung tâm luyện thi CĐ-ĐH trực tuyến CPS đang trả lời bạn đọc ( Ảnh: DH)
*Thầy (cô) ơi, làm sao em phân biệt được các dạng tính tích phân để định hướng giải được ạ? Mỗi câu một cách làm thật sự em không thể nào nhớ hết được. (Mỹ Hạnh - Email: myhanh...@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Để tính tích phân thường sử dụng 3 phương pháp chính:
- Phân tích hàm số dưới dấu tích phân thành tổng của các hàm dễ lấy nguyên hàm hơn (phân tích tích thành tổng của các hàm lượng giác, sử dụng công thức hạ bậc, đối với hàm hữu tỉ mà bậc tử số cao hơn bậc mẫu số thì lấy tử số chia cho mẫu số, đối với hàm hữu tỉ mà bậc tử số bé hơn bậc mẫu số thì có thể tách thành nhiều phân số đơn giản hơn.
- Phương pháp đổi biến số: học sinh cần tham khảo một số dạng đổi biến số trong sách giáo khoa phổ thông, làm bài tập tương ứng trong sách.
- Trong chương trình phổ thông đã giới thiệu một số dạng tích phân mà bắt buộc phải tính bằng phương pháp tích phân từng phần: F(x)= sinax*P(x), cosbx*P(x) thì đặt u=P(x). F(x)=P(x)*lnx thì đặt u=lnx. F(x)=eax *sinbx thì phải tích phân từng phần 2 lần sẽ quay về tích phân ban đầu, nếu cả 2 lần đều đặt u=sinbx. Một số tích phân cần đổi biến trước khi tích phân từng phần.
*Chào các thầy, em học không giỏi môn Tóan. Trong lớp em chỉ nhờ các môn xã hội để gỡ điểm thôi ạ! Ba, mẹ em nói thời buổi bây giờ phải có đầu ốc tính toán thì mới theo kịp xã hội này. Trường hợp của em như vậy không biết sau này có khó khăn cho em trong việc chọn lựa nghề nghiệp không? Tóm lại là em có bị thiệt thòi quá không khi vào đời? Thầy cho em biết ý kiến ạ? Em cảm ơn thầy. (Đức Thịnh - Email: thinh0927...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán không phải là tất cả. Một học sinh được gọi là giỏi nếu học sinh đó có năng khiếu vượt trội trong một môn học nào đó. Ba, Mẹ em nói không biết tính toán... là theo nghĩa khác của đời sống: Bon chen, tư lợi, vun vén cho cá nhân,... Trong xã hội từ Xưa tới Nay, từ Đông sang Tây đã có nhiều người không giỏi toán vẫn thành đạt, thấm chí trở thành thiên tài đấy! Em hãy yên tâm mà chọn ngành phù hợp với năng khiếu và ý thích của Em.
*Em rất thích học môn toán nhưng kĩ năng phân tích bài của em còn chậm hơn so với các bạn trong lớp. Em có thể làm gì để khắc phục được điều này? Mong Thầy chỉ giúp em. Cám ơn thầy. (Phú Quốc - Email: phuquoc...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Để giải một bài toán đòi hỏi nhiều thứ: Kiến thức đã có - Nền tảng cho sự hiểu biết, Kỹ năng phân tích các dữ kiện và yêu cầu của Đề ra, ... và cả sự thận trọng trong cách trình bày. Em không nên lo lắng về kỹ năng phân tích. Em hãy bình tĩnh - vì Bình tĩnh cũng là một cách để đạt kết quả cao trong việc giải bài thi.
*Thưa thầy, em sợ nhất là viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm. Thầy có cách nào đơn giản và dễ nhớ để viết phương trình mặt cầu qua 4 điểm và điều kiện để viết được phương trình mặt cầu qua 4 điểm không ạ? (Thùy Trang - Email: thuytrang...@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
-Có duy nhất 1 mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng.
-Để viết pt mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng thì lần lượt thế toạ độ của 4 điểm vào dạng pt tổng quát của mặt cầu, đưa về hệ 3 pt 3 ẩn số, bấm máy tính ta biết được các hệ số cần tính.
* Chào Hội đồng tư vấn! Qua các anh chị của em thì em được biết: Tất cả các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm mới nhận vào làm việc. Em đang thắc mắc kinh nghiệm ở đây là về chuyên môn hay về Kỹ năng mềm ạ? Xin cảm ơn cô. (Bình Thanh - Email: binhthanh...@gmail.com)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Tùy thuộc vào một số ngành nghề mà doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên để trở thành ứng viên sáng giá thì bạn cần trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp!
*Thưa thầy, năm ngoái em bị rớt đại học! Toán là môn em rất thích, nhất là giải các bài toán phức tạp. Nhưng em lại không biết cách trình bày rõ ràng để các thầy cô nhìn vào có cảm tình với bài của mình. Cũng vì lí do đó mà em bị rớt! Em mong được thầy chỉ cho em cách làm toán thế nào là đúng? Cám ơn thầy.(Trương Nhật Minh – truonghang@gmail.com. (Trương Nhật Minh - Email: truonghang...@gmail.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Bạn! Nếu bạn tự tin như vậy là tốt, tuy nhiên bạn cũng có thể nhầm, vì kết quả thi rớt là chưa tốt. Bài làm của bạn có thể không logic, mặc dù vẫn ra kết quả mà bạn cho là đúng, nhưng thực tế lại sai, ... Trước một bài toán thường có nhiều cách giải, có khi cách giải quá rườm rà, dài,... cũng ảnh hưởng lên kết quả. Bạn hãy trình bày một cách mạch lạc các vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu và đương nhiên phải đúng. Không phải Thầy -Cô không có cảm tình bài làm mà vì bài làm không đạt yêu cầu. Hãy cố gắng Bạn nhé !
*Thưa thầy, em sợ nhất là viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm. Thầy có cách nào đơn giản và dễ nhớ để viết phương trình mặt cầu qua 4 điểm và điều kiện để viết được phương trình mặt cầu qua 4 điểm không ạ? (Thùy Trang - Email: thuytrang...@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
-Có duy nhất 1 mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng.
-Để viết phương trình (pt) mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng thì lần lượt thế toạ độ của 4 điểm vào dạng pt tổng quát của mặt cầu, đưa về hệ 3 pt 3 ẩn số, bấm máy tính ta biết được các hệ số cần tính.
*Xin thầy giới thiệu cho chúng em một số sách toán tham khảo hay và phù hợp cho kỳ thi tuyển sinh năm nay. Theo thầy có nên giải lại để thi của những năm trước hay không? Em cám ơn thầy. (Trường Duy - Email: nhoxiu_nho...@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Em có thể vào website http://sites.google.com/site/nguyenvietdongsite vào mục toán phổ thông, em làm các bài tập theo từng chuyên đề rối sau đó làm các đề thi mẫu, so sánh với đáp án.
*Làm sao để học tốt hình học không gian ở lớp 11? (Thị Lại - Email: thilai...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Một trong những yếu tố đầu tiên để tạo nên sự hứng thú trong học hình học không gian đó là kỹ năng vẽ hình. Khi em vẽ được một hình rõ ràng và chính xác thì việc giải toán sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tiếp đó em hãy trang bị cho mình các kiến thức về hình không gian để làm cơ sở cho lập luận. Hình học không gian sẽ rất thú vị nếu em chịu đầu tư và hiểu nó. Em hãy cố gắng hình dung trong đầu hình dạng của từng bài tập trước và sau khi vẽ. Việc này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về hình học không gian. Chúc em thành công nhé!
*Thưa thầy, khi học toán Hình học về đường tròn, điểm cần lưu ý nhất là ở điểm nào? Và khi ôn thi cần để ý những trọng tâm nào liên quan đến môn Hình Học đường tròn? (Mai Phước Nam - Email: namtien...@gmail.com )
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Trong mặt phẳng:
- Viết pt đường tròn thoả điều kiện cho sẵn ( đường tròn đi qua 3 điểm, đi qua 1 điểm và tiếp xúc với 1 đường thẳng tại điểm, đường tròn có tâm nằm trên 1 đường thẳng và tiếp xúc với 2 đường thẳng cho trước)
-Viết pt tiếp tuyến của đường tròn Trong không gian: Tính toạ độ tâm và bán kính của đường tròn khi biết đường tròn là giao tuyến của mặt phẳng và mặt cầu.
Trong một thời gian ngắn, trang thông tin trực tuyến http://www.tuvantuyensinh.vn đã nhận được nhiều câu hỏi của học sinh tỏ ra ái ngại khi học môn toán, vì cho rằng môn học này vừa khô vừa khó và mau quên. Một số học sinh cho rằng mình không nắm chắc phương pháp học toán nên dẫn đến mất căn bản.
Để giải đáp những băn khoăn của đông đảo học sinh, chương trình tư vấn ""Hướng nghiệp, chọn nghề, tư vấn ôn thi ĐH-CĐ 2012 trực tuyến"" do trang thông tin trực tuyến http://www.tuvantuyensinh.vn cùng báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tuần này sẽ tập trung giải đáp những băn khoăn của các em, đồng thời sẽ hướng dẫn phương pháp học toán có hiệu quả, nắm chắc kiến thức về môn học này để dễ dàng thi đạt kết quả cao trong kỳ thi ĐH-CĐ 2012 này.
Đây là cơ hội để học sinh học toán với hai vị PGS.TS toán có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu về môn toán của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) là: PGS.TS Nguyễn Đình Phư và TS Nguyễn Viết Đông.
Chương trình còn có sự tham dự của chuyên gia về lĩnh vực nhân sự là bà Trần Thùy Trâm, Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates (L&A). Bà Trâm sẽ giải đáp những băn khoăn của học sinh về chọn nghề, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân.
Cùng sự có mặt của các chuyên gia, nhà giáo tư vấn:
- PGS.TS Nguyễn Đình Phư - Giảng viên Toán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
- TS. Nguyễn Viết Đông - Giảng viên Toán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
- Thầy Nguyễn Phúc Đức - Giáo viên Toán, Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam.
Chương trình đồng thời sẽ được tường thuật trực tuyến tại địa chỉ http://www.huongnghiep.tuvantuyensinh.vn và http://www.phapluattp.vn.
Ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có nhu cầu muốn được tư vấn về hướng nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp, phương pháp học tập và ôn thi sao cho hiệu quả xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
Ảnh: Duy Hiên
*Thưa thầy (cô), khi xét dấu của đa thức f(x) = ax3+bx2+cx+d em dùng máy tính được chỉ có hai nghiệm x1 và x2. Vậy làm sao em biết được nghiệm nào là nghiệm kép để f(x) không đổi dấu khi qua nghiệm đó? (Thanh Trung - Email: thanhtrung@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
- Lấy f(x) /(x-x1) được tam thức bậc hai g(x).
- Bấm máy tính để tính nghiệm g(x): nếu x1 là 1 nghiệm của g(x) thì x1 là nghiệm kép của f(x), nếu không thì x2 là nghiệm kép của f(x).
*Đối với tích phân mà biểu thức dưới dấu tích phân chứa x2+a thì khi nào ta đặt t=x2+a và khi nào thì đặt x = ? Cám ơn Thầy cô rất nhiều!
(Diệu Linh - Email: dieulinh@yahoo.com.vn)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Chào bạn! F(x)=xm / (x2 +a2)k. Nếu m chẵn thì đặt x=a tant, nếu m lẻ thì đặt t=x2 +a2 . Chúc bạn thành công!
*Thưa thầy, làm sao phân biệt được cách tính tích phân bằng công thức từng phần với dạng tích phân bằng phương pháp khác? (Hạ Duy - Email: haduy@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông ( phải) ( Ảnh: Duy Hiên)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Trong chương trình phổ thông đã giới thiệu một số dạng tích phân mà bắt buộc phải tính bằng phương pháp tích phân từng phần: F(x)= sinax*P(x), cosbx*P(x) thì đặt u=P(x). F(x)=P(x)*lnx thì đặt u=lnx.F(x)=eax *sinbx thì phải tích phân từng phần 2 lần sẽ quay về tích phân ban đầu, nếu cả 2 lần đều đặt u=sinbx. Một số tích phân cần đổi biến trước khi tích phân từng phần.
*Xin chào Hội đồng tư vấn, năm nay em thi khối A nếu em đạt khoảng 20 điểm thì em có thể học ngành gì? Ngành Cầu đường của ĐH GTVT có tuyển thí sinh với số điểm đó không? (Thanh An - Email: annguyen@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào ! Em thi khối A mà đạt 20 điểm thì có nhiều ngành cho em chọn, kể cả ngành Cầu đường.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư( Ảnh: Duy Hiên)
*Năm nay em dự định thi vào ĐH Sư phạm Khoa Toán, nhưng em nghe nói ngành Sư phạm những năm gần đây ít người học, vì khi ra trường sẽ bị chuyển đi dạy ở các trường ở vùng sâu vùng xa rất cực khổ. Các thầy tư vấn giúp em để em tự tin trong việc lựa chọn tương lai của mình? Em cảm ơn. (Thanh Tú - Email: tuthanh111@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Trước hết, nếu em thấy mình có năng khiếu sư phạm và lòng yêu trẻ thì hãy thi vào ngành Sư phạm Toán. Cuộc sống rất đa dạng, phong phú: Có người muốn ở gần ba-má, nhưng lại có người muốn tự lập đi xa. Em hãy tự hỏi mình thuộc ai trong số đó ( Cần lưu ý: Cuộc sống hôm nay cũng không đến nỗi cực khổ như thời ba- má của em đâu! Hãy tự tin để có thể chiến thắng mọi khó khăn chứ!)
*Chào các thầy, em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, em muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa. Vậy nên chọn ngành nào? (Thúy Quỳnh - Email: nhocti@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Trước mắt Em nên thi khối A. Nếu điểm thi cao, Em có thể thay đổi ngành học khi làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, hai ngành Lý và Hóa phải thí nghiệm rất nhiều nên Em cần phải có sức khỏe. Ngành hay khi mình đam mê và sống vì nó!
*Em học khá tự nhiên. Em học khá khối A. Em đang phân vân giữa nhóm ngành kinh tế và kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn? (Minh Tánh - Email: minhtanh1234@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em ! Em thích khoa học Tự nhiên và học khá các môn khối A, vậy Em hãy thi Đại học khối A. Việc chọn ngành kinh tế hay kỹ thuật còn do ý thích, hoàn cảnh, thậm chí phụ thuộc vào truyền thống của Ba Mẹ. Ngành nào cũng thừa công chức bình thường hoặc kém, nhưng lại rất thiếu chuyên gia giỏi. Ngành hay, nghề tốt là khi bản thân mình đam mê, sống vì nghề! Em hãy chọn nghề mà mình thấy có năng khiếu và thích. Chúc Em thành công trong tương lai.
Bà Trần Thùy Trâm ( Ảnh: Duy Hiên)
*Chào cô Thùy Tâm, học Quản trị kinh doanh xong có nhất thiết là phải kinh doanh không? Có ngành nghề nào mà khi học Quản trị kinh doanh xong cũng làm được không? Em mong cô tư vấn giúp, xin cảm ơn! (Tuyết Trinh - Email: trinh@47@yahoo.com.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, - Học quản trị kinh doanh xong bạn có rất nhiều cơ hội làm việc trong những lĩnh vực khác như: trở thành nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên quản lý dự án,... - Khi học xong quản trị kinh doanh thì bạn có thể chọn rất nhiều ngành - nghề như : tiêu dùng nhanh( unilever, p&g..), hóa chất ( jotun, steel..), sản xuất( viettien,...), dịch vụ(techcombank,...)...Bởi vì tất cả các doanh nghiệp đều cần có nhân viên kinh doanh để phát triển sản phẩm ra thị trường. Điều quan trọng nhất là năng lực của bạn trong công việc mà bạn đã chọn. Chúc bạn thành công !
*Xin chào Hội đồng tư vấn, Những tố chất gì tạo nên một nhà quản lí giỏi? Xin cảm ơn. (Thanh Minh - Email: thanhminh@yahoo.com.vn.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Những tố chất tạo nên một nhà quản lý giỏi bao gồm: - Kiến thức: bạn phải có những kiến thức rộng, bao quát trong lĩnh vực mà bạn đang thực hiện. - Thái độ: bạn phải có những thái độ làm việc hết mình, lạc quan, ... - Kỹ năng: bạn cần có những kỹ năng ""truyền lửa"", thu phục lòng người, luôn luôn có nhiều sáng tạo trong công việc, Những yếu tố trên sẽ giúp bạn có đủ năng lực để trở thành nhà quản lý giỏi. Chúc bạn thành công và trở thành nhà quản lý tài ba trong tương lai. (Bà Trần Thùy Trâm)
*Thưa thầy (cô), em có tính hay quên. Khi học thì em hiểu và làm được gần như trọn vẹn đề thi nhưng đến hôm sau em lại không nhớ dạng đã làm mà cần gợi ý lại bài cũ. Thầy (cô) có cách nào giúp em ghi nhớ những dạng toán đã học được không ạ? (Vĩnh Hưng - Email: vinhhung@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Vấn đề của em là do tâm lý là chính mà thôi. Khi đọc đề em cảm thấy hoang mang và không biết sẽ bắt đầu từ đâu rồi trở nên rối trí. Kiến thức về bài tập đã giải ngày hôm trước nếu như em đã hiểu và làm rồi thì ngày hôm sau vẫn ở trong ""bộ nhớ"" mình thôi. Em thử làm theo các bước sau nhé:
Sau khi đọc đề bài em đừng vội làm ngay mà hãy cố gắng hiểu đề thuộc dạng bài tập nào mình đã gặp.
Định hướng dạng bài tập mình đang cần giải quyết.
Cố gắng liên tưởng đến những kiến thức, bài tập đã giải.
Cố gắng củng cố lại lòng tin ở bản thân mình là chính. Em bị rối do tâm lý bị hoang mang mà thôi.
Chúc em sớm khắc phục được nhược điểm của mình nhé!
*Năm nay em định đăng ký thi vào ngành Toán – Tin. Xin các thầy tư vấn giúp em là học ngành này thì khi vào chuyên ngành sẽ nghiêng về Toán nhiều hơn hay Tin nhiều hơn? Em đang băn khoăn. Em xin cảm ơn. (Tú Trinh - Email: betrinh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán – Tin có nhiều ngành, nhưng có thể tóm lược trong hai lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Hai hướng này hoàn toàn độc lập nhau, nhưng Em có thể học một lúc hai hướng với điều kiện Em học giỏi. Chọn hướng nào là tùy thuộc vào sự yêu thích, năng khiếu và nhu cầu của cá nhân. Học Toán Lý thuyết sẽ ra làm cán bộ nghiên cứu Toán học, Cơ học, Toán học đảm bảo cho Máy tính,.. và đi dạy học từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Nghề và Trung học Phổ thông. Học Toán ứng dụng ra có thể làm trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngân hàng, bảo hiểm,... Hẹn gặp Em ở Khoa Toán - Tin học Trường ĐHKH tự nhiên- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
*Thầy ơi, phần khảo sát hàm sồ thì em nắm vừng từng bước nhưng ở bước vẽ thì em hay bị sai sót. Thầy có thể giúp em được không ạ? (Trung Hoa - Email: trunghoasen...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào Trung! Bước vẽ đồ thị có thể nói là bước cuối cùng và khá đơn giản đó nhưng nó đòi hỏi chút khéo léo, sự cẩn thận. Em hãy tập luyện thao tác vẽ đồ thị thật chính xác từ việc lập bảng giá trị hợp lý sao cho lấy điểm trêm mặt phẳng tọa độ dễ dàng. Em cũng có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị như thước parabol chẳng hạn. Chúc em thành công!
*Thưa thầy (cô), em có tính hay quên. Khi học thì em hiểu và làm được gần như trọn vẹn đề thi nhưng đến hôm sau em lại không nhớ dạng đã làm mà cần gợi ý lại bài cũ. Thầy (cô) có cách nào giúp em ghi nhớ những dạng toán đã học được không ạ? (Vĩnh Hưng - Email: vinhhung@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Vấn đề của em là do tâm lý là chính mà thôi. Khi đọc đề em cảm thấy hoang mang và không biết sẽ bắt đầu từ đâu rồi trở nên rối trí. Kiến thức về bài tập đã giải ngày hôm trước nếu như em đã hiểu và làm rồi thì ngày hôm sau vẫn ở trong ""bộ nhớ"" mình thôi. Em thử làm theo các bước sau nhé:
Sau khi đọc đề bài em đừng vội làm ngay mà hãy cố gắng hiểu đề thuộc dạng bài tập nào mình đã gặp.
Định hướng dạng bài tập mình đang cần giải quyết.
Cố gắng liên tưởng đến những kiến thức, bài tập đã giải.
Cố gắng củng cố lại lòng tin ở bản thân mình là chính. Em bị rối do tâm lý bị hoang mang mà thôi.
Chúc em sớm khắc phục được nhược điểm của mình nhé!
*Chào cô Trâm, theo cháu được biết có một số người khi chưa làm quản lí thì họ rất vui vẻ, hoạt bát với mọi người nhưng khi được lên làm quản lí thì tố chất đó không còn nữa mà thay vào đó là một bộ mặt nghiêm nghị. Mong cô chia sẻ cùng cháu. Xin cảm ơn cô. (Hạ Hoa - Email: ha_hoa@gmail.com.)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Theo phong cách quản lý hiện đại thì người quản lý luôn cố gắng hòa nhập với đội ngũ của mình nhằm hiểu rõ những thế mạnh cũng như những khó khăn, để có những hổ kịp thời giúp nhân viên đạt được thành tích như mong đợi. Tuy nhiên trong công việc một số tình huống bắt buộc nhà quản lý phải giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc, công tâm để đạt được kết quả tốt nhất công việc mà họ đã được giao. Chúc bạn làm việc vui vẻ.
*Năm nay em định đăng ký thi vào ngành Toán – Tin. Xin các thầy tư vấn giúp em là học ngành này thì khi vào chuyên ngành sẽ nghiêng về Toán nhiều hơn hay Tin nhiều hơn? Em đang băn khoăn. Em xin cảm ơn. (Tú Trinh - Email: betrinh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán – Tin có nhiều ngành, nhưng có thể tóm lược trong hai lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Hai hướng này hoàn toàn độc lập nhau, nhưng Em có thể học một lúc hai hướng với điều kiện Em học giỏi. Chọn hướng nào là tùy thuộc vào sự yêu thích, năng khiếu và nhu cầu của cá nhân. Học Toán Lý thuyết sẽ ra làm cán bộ nghiên cứu Toán học, Cơ học, Toán học đảm bảo cho Máy tính,.. và đi dạy học từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Nghề và Trung học Phổ thông. Học Toán ứng dụng ra có thể làm trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngân hàng, bảo hiểm,... Hẹn gặp Em ở Khoa Toán - Tin học Trường ĐHKH tự nhiên- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
*Thưa thầy, em là Thanh Nhàn hiện đang học lớp 12 và chuẩn thi vào khối D, môn toán em chỉ lọai khá. Em muốn hỏi thầy là trong 1 khoảng thời gian ngắn nên ôn thi theo hướng nào để thi cho tốt? Em có thể bỏ qua phần Hình học lớp 10 và 11 không? Em cám ơn thầy. (Thanh Nhàn - Email: nhanhoaphuong...@yahoo.com.vn.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Nội dung thi Toán khối D cũng có trong chương trình quy định của Cục khảo thí. Kiến thức thi bao gồm những vấn đề đã học PTTH. Toán khối D cũng có một phần tự chọn: Giữa hình học không gian và hình giải tích, ... vì vậy Em được quyền không ôn tập phần còn lại. Nhưng một bài thi thường có 05-07 bài, do đó Em không nên học tủ.
Thầy ơi, phần khảo sát hàm sồ thì em nắm vừng từng bước nhưng ở bước vẽ thì em hay bị sai sót. Thầy có thể giúp em được không ạ? (Trung Hoa - Email: trunghoasen...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào Trung! Bước vẽ đồ thị có thể nói là bước cuối cùng và khá đơn giản đó nhưng nó đòi hỏi chút khéo léo, sự cẩn thận. Em hãy tập luyện thao tác vẽ đồ thị thật chính xác từ việc lập bảng giá trị hợp lý sao cho lấy điểm trêm mặt phẳng tọa độ dễ dàng. Em cũng có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị như thước parabol chẳng hạn. Chúc em thành công.
*Xin chào Hội đồng tư vấn, em có 1 câu hỏi mong các thầy giúp : Môn Toán, đặc biệt là Đại Số có rất nhiều công thức cũng như là cách làm nên em rất dễ lẫn lộn, vậy làm sao để phân biệt các công thức đó ạ? (Ngọc Nhẫn - Email: ngocnhan...@yahoo.conm.vn)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Chào em!
- Phần căn thức: có một số công thức liên quan học sinh cần hiểu bản chất thì mới không nhầm lẫn. Sau đó phải làm các bài tập áp dụng những công thức ấy để nhớ kỹ hơn. - Phần logarit: phải nhớ điều kiện để logarit có nghĩa gồm cơ số của logarit phải dương và khác 1, biểu thức nằm dưới dấu logarit phải dương( trong khi đó biểu thức nằm dưới dấu căn bậc chẵn phải không âm). Logarit của tích thì bằng tổng các logarit, học sinh thường nhầm logarit của tổng bằng tích các logarit. Các công thức đổi cơ số của logarit cũng rất quan trọng khi giải phương trình hay bất phương trình. (TS. Nguyễn Viết Đông)
Các giáo viên tại trung tâm luyện thi CĐ-ĐH trực tuyến CPS đang trả lời bạn đọc ( Ảnh: DH)
*Thầy (cô) ơi, làm sao em phân biệt được các dạng tính tích phân để định hướng giải được ạ? Mỗi câu một cách làm thật sự em không thể nào nhớ hết được. (Mỹ Hạnh - Email: myhanh...@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Để tính tích phân thường sử dụng 3 phương pháp chính:
- Phân tích hàm số dưới dấu tích phân thành tổng của các hàm dễ lấy nguyên hàm hơn (phân tích tích thành tổng của các hàm lượng giác, sử dụng công thức hạ bậc, đối với hàm hữu tỉ mà bậc tử số cao hơn bậc mẫu số thì lấy tử số chia cho mẫu số, đối với hàm hữu tỉ mà bậc tử số bé hơn bậc mẫu số thì có thể tách thành nhiều phân số đơn giản hơn.
- Phương pháp đổi biến số: học sinh cần tham khảo một số dạng đổi biến số trong sách giáo khoa phổ thông, làm bài tập tương ứng trong sách.
- Trong chương trình phổ thông đã giới thiệu một số dạng tích phân mà bắt buộc phải tính bằng phương pháp tích phân từng phần: F(x)= sinax*P(x), cosbx*P(x) thì đặt u=P(x). F(x)=P(x)*lnx thì đặt u=lnx. F(x)=eax *sinbx thì phải tích phân từng phần 2 lần sẽ quay về tích phân ban đầu, nếu cả 2 lần đều đặt u=sinbx. Một số tích phân cần đổi biến trước khi tích phân từng phần.
*Chào các thầy, em học không giỏi môn Tóan. Trong lớp em chỉ nhờ các môn xã hội để gỡ điểm thôi ạ! Ba, mẹ em nói thời buổi bây giờ phải có đầu ốc tính toán thì mới theo kịp xã hội này. Trường hợp của em như vậy không biết sau này có khó khăn cho em trong việc chọn lựa nghề nghiệp không? Tóm lại là em có bị thiệt thòi quá không khi vào đời? Thầy cho em biết ý kiến ạ? Em cảm ơn thầy. (Đức Thịnh - Email: thinh0927...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Em! Toán không phải là tất cả. Một học sinh được gọi là giỏi nếu học sinh đó có năng khiếu vượt trội trong một môn học nào đó. Ba, Mẹ em nói không biết tính toán... là theo nghĩa khác của đời sống: Bon chen, tư lợi, vun vén cho cá nhân,... Trong xã hội từ Xưa tới Nay, từ Đông sang Tây đã có nhiều người không giỏi toán vẫn thành đạt, thấm chí trở thành thiên tài đấy! Em hãy yên tâm mà chọn ngành phù hợp với năng khiếu và ý thích của Em.
*Em rất thích học môn toán nhưng kĩ năng phân tích bài của em còn chậm hơn so với các bạn trong lớp. Em có thể làm gì để khắc phục được điều này? Mong Thầy chỉ giúp em. Cám ơn thầy. (Phú Quốc - Email: phuquoc...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Để giải một bài toán đòi hỏi nhiều thứ: Kiến thức đã có - Nền tảng cho sự hiểu biết, Kỹ năng phân tích các dữ kiện và yêu cầu của Đề ra, ... và cả sự thận trọng trong cách trình bày. Em không nên lo lắng về kỹ năng phân tích. Em hãy bình tĩnh - vì Bình tĩnh cũng là một cách để đạt kết quả cao trong việc giải bài thi.
*Thưa thầy, em sợ nhất là viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm. Thầy có cách nào đơn giản và dễ nhớ để viết phương trình mặt cầu qua 4 điểm và điều kiện để viết được phương trình mặt cầu qua 4 điểm không ạ? (Thùy Trang - Email: thuytrang...@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
-Có duy nhất 1 mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng.
-Để viết pt mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng thì lần lượt thế toạ độ của 4 điểm vào dạng pt tổng quát của mặt cầu, đưa về hệ 3 pt 3 ẩn số, bấm máy tính ta biết được các hệ số cần tính.
* Chào Hội đồng tư vấn! Qua các anh chị của em thì em được biết: Tất cả các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm mới nhận vào làm việc. Em đang thắc mắc kinh nghiệm ở đây là về chuyên môn hay về Kỹ năng mềm ạ? Xin cảm ơn cô. (Bình Thanh - Email: binhthanh...@gmail.com)
Bà Trần Thùy Trâm trả lời:
Chào bạn, Tùy thuộc vào một số ngành nghề mà doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên để trở thành ứng viên sáng giá thì bạn cần trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp!
*Thưa thầy, năm ngoái em bị rớt đại học! Toán là môn em rất thích, nhất là giải các bài toán phức tạp. Nhưng em lại không biết cách trình bày rõ ràng để các thầy cô nhìn vào có cảm tình với bài của mình. Cũng vì lí do đó mà em bị rớt! Em mong được thầy chỉ cho em cách làm toán thế nào là đúng? Cám ơn thầy.(Trương Nhật Minh – truonghang@gmail.com. (Trương Nhật Minh - Email: truonghang...@gmail.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Xin chào Bạn! Nếu bạn tự tin như vậy là tốt, tuy nhiên bạn cũng có thể nhầm, vì kết quả thi rớt là chưa tốt. Bài làm của bạn có thể không logic, mặc dù vẫn ra kết quả mà bạn cho là đúng, nhưng thực tế lại sai, ... Trước một bài toán thường có nhiều cách giải, có khi cách giải quá rườm rà, dài,... cũng ảnh hưởng lên kết quả. Bạn hãy trình bày một cách mạch lạc các vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu và đương nhiên phải đúng. Không phải Thầy -Cô không có cảm tình bài làm mà vì bài làm không đạt yêu cầu. Hãy cố gắng Bạn nhé !
*Thưa thầy, em sợ nhất là viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm. Thầy có cách nào đơn giản và dễ nhớ để viết phương trình mặt cầu qua 4 điểm và điều kiện để viết được phương trình mặt cầu qua 4 điểm không ạ? (Thùy Trang - Email: thuytrang...@gmail.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
-Có duy nhất 1 mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng.
-Để viết phương trình (pt) mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng thì lần lượt thế toạ độ của 4 điểm vào dạng pt tổng quát của mặt cầu, đưa về hệ 3 pt 3 ẩn số, bấm máy tính ta biết được các hệ số cần tính.
*Xin thầy giới thiệu cho chúng em một số sách toán tham khảo hay và phù hợp cho kỳ thi tuyển sinh năm nay. Theo thầy có nên giải lại để thi của những năm trước hay không? Em cám ơn thầy. (Trường Duy - Email: nhoxiu_nho...@yahoo.com)
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Em có thể vào website http://sites.google.com/site/nguyenvietdongsite vào mục toán phổ thông, em làm các bài tập theo từng chuyên đề rối sau đó làm các đề thi mẫu, so sánh với đáp án.
*Làm sao để học tốt hình học không gian ở lớp 11? (Thị Lại - Email: thilai...@yahoo.com)
Thầy Nguyễn Phúc Đức trả lời:
Chào em! Một trong những yếu tố đầu tiên để tạo nên sự hứng thú trong học hình học không gian đó là kỹ năng vẽ hình. Khi em vẽ được một hình rõ ràng và chính xác thì việc giải toán sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tiếp đó em hãy trang bị cho mình các kiến thức về hình không gian để làm cơ sở cho lập luận. Hình học không gian sẽ rất thú vị nếu em chịu đầu tư và hiểu nó. Em hãy cố gắng hình dung trong đầu hình dạng của từng bài tập trước và sau khi vẽ. Việc này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về hình học không gian. Chúc em thành công nhé!
*Thưa thầy, khi học toán Hình học về đường tròn, điểm cần lưu ý nhất là ở điểm nào? Và khi ôn thi cần để ý những trọng tâm nào liên quan đến môn Hình Học đường tròn? (Mai Phước Nam - Email: namtien...@gmail.com )
TS. Nguyễn Viết Đông trả lời:
Trong mặt phẳng:
- Viết pt đường tròn thoả điều kiện cho sẵn ( đường tròn đi qua 3 điểm, đi qua 1 điểm và tiếp xúc với 1 đường thẳng tại điểm, đường tròn có tâm nằm trên 1 đường thẳng và tiếp xúc với 2 đường thẳng cho trước)
-Viết pt tiếp tuyến của đường tròn Trong không gian: Tính toạ độ tâm và bán kính của đường tròn khi biết đường tròn là giao tuyến của mặt phẳng và mặt cầu.
BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM
"