contentgroup.ideas
Nghành công nghiệp cao su là một trong những nghành kinh tế trọng điểm của nước ta, nó mang lại kinh tế khá ổn định cho Việt Nam, nhưng bên cạnh nguồn thu đó, thách thức lớn hơn với nước ta là làm thế nào để xử lý nước thải cao su để không làm ô nhiễm môi trường và bầu không khí trong lành!
Tại sao cần phải xử lý nước thải cao su?
Nước thải cao su có thời gian lưu khoảng 2-3 ngày sẽ diễn ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của những người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại đây. Gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất nếu nước thải này xả trực tiếp ra bên ngoài, không thông qua xử lý để có thể chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì lượng nước thải thải ra khoảng 18 m3. Trong đó, nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước chiếm phần lớn (khoảng 70%).
Nước thải cao su khi chưa được xử lý thường chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chất hoặc làm chậm quá trình phát triển của các động thực vật trong nước.
Nồng độ nitơ và photpho có trong nước thải trước khi xử lý thường rất cao dễ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh học.
Quy trình xử lý nước thải cao su diễn ra như thế nào?
• Nước thải phát sinh từ nhà máy theo mương dẫn đến bể thu gom và được loại bỏ rác có kích thước lớn nhờ thiết bị chắn rác, rồi đến bể gạn mủ. Tại đây, bông mủ lơ lửng trong nước thải sẽ được loại bỏ. Sau đó, nước thải được đưa tới bể keo tụ, tạo bông nhằm giảm hàm lượng cặn cùng các chất lơ lửng trong nước thải, tiêu biểu là các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn. Phèn và polymer là các hóa chất thường được sử dụng trong bể này. Độ pH ở đây cũng được điều chỉnh sao cho đạt được hiệu suất tối ưu và tạp môi trường phát triển thuận lợi cho vi sinh vật xử lý nước thải cao su trong quá trình xử lý sinh học.
• Nước thải sau khi được xử lý hóa lý sẽ được đưa tới bể sinh học kỵ khí UASB. Chúng được đưa từ dưới bể ngược lên và được xáo trộn cơ khí nhằm đảm bảo phản ứng xử lý giữa nước thải cùng vi sinh vật có thể diễn ra. Quá trình này làm cho các chất hữu cơ trong nước thải giảm đi rõ rệt, mang đến hiệu suất xử lý BOD, COD cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành nên bùn vi sinh dạng hạt mất nhiều thời gian và khó kiểm soát nên cần phải chú ý theo dõi, kiểm tra và đưa đến bể lắng 1.
• Sau khi đã qua bể UASB, nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank. Tại đây, hệ thống sục khí được lắp đặt để tạo môi trường cho bùn hoạt tính phát triển và xáo trộn, giúp cho phản ứng oxy hóa trong nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Theo chiều dài bể, nước thải đã được xử lý gần như đạt tiêu chuẩn. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất cao su với hàm lượng N trong nước thải cao có thể áp dụng giá thể sinh học kết hợp với bể UASB nhằm tăng hiệu suất xử lý.
• Tiếp theo, nước thải được đưa tới bể lắng 2. Bùn thải tại bể lắng 2 được đưa sang máy ép bùn và một phần được mang trở lại bể sinh học.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ xử lý nước thải cao su
• Xử lý nước thải cao su đầu ra đạt được giới hạn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về quy chuẩn nước thải cao su QCVN 01:2005/BTNMT
• Quy trình vận hành đơn giản, ít sử dụng hóa chất, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
• Dễ dàng trong lắp đặt, bảo trì, chi phí công nhân ít
• Ứng dụng hệ thống xử lý hóa học và hóa lý trước khi vào hệ thống xử lý sinh học giúp tránh tình trạng sốc tải
• Cơ chế vận hành linh động, đáp ứng các nhu cầu về xử lý nước thải một cách an toàn, tiết kiệm chi phí
• Có hiệu suất xử lý cao với nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao
Qua những thông tin trên, bạn có thể thấy được nước thải cao su không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nó rất nguy hại, vì vậy các doanh nghiệp chế biến cao su cần có biện pháp để xử lý triệt để, tránh làm ô nhiễm môi trường gần khu vực doanh nghiệp đó.
Tại sao cần phải xử lý nước thải cao su?
Nước thải cao su có thời gian lưu khoảng 2-3 ngày sẽ diễn ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của những người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại đây. Gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất nếu nước thải này xả trực tiếp ra bên ngoài, không thông qua xử lý để có thể chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì lượng nước thải thải ra khoảng 18 m3. Trong đó, nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước chiếm phần lớn (khoảng 70%).
Nước thải cao su khi chưa được xử lý thường chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chất hoặc làm chậm quá trình phát triển của các động thực vật trong nước.
Nồng độ nitơ và photpho có trong nước thải trước khi xử lý thường rất cao dễ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh học.
Quy trình xử lý nước thải cao su diễn ra như thế nào?
• Nước thải phát sinh từ nhà máy theo mương dẫn đến bể thu gom và được loại bỏ rác có kích thước lớn nhờ thiết bị chắn rác, rồi đến bể gạn mủ. Tại đây, bông mủ lơ lửng trong nước thải sẽ được loại bỏ. Sau đó, nước thải được đưa tới bể keo tụ, tạo bông nhằm giảm hàm lượng cặn cùng các chất lơ lửng trong nước thải, tiêu biểu là các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn. Phèn và polymer là các hóa chất thường được sử dụng trong bể này. Độ pH ở đây cũng được điều chỉnh sao cho đạt được hiệu suất tối ưu và tạp môi trường phát triển thuận lợi cho vi sinh vật xử lý nước thải cao su trong quá trình xử lý sinh học.
• Nước thải sau khi được xử lý hóa lý sẽ được đưa tới bể sinh học kỵ khí UASB. Chúng được đưa từ dưới bể ngược lên và được xáo trộn cơ khí nhằm đảm bảo phản ứng xử lý giữa nước thải cùng vi sinh vật có thể diễn ra. Quá trình này làm cho các chất hữu cơ trong nước thải giảm đi rõ rệt, mang đến hiệu suất xử lý BOD, COD cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành nên bùn vi sinh dạng hạt mất nhiều thời gian và khó kiểm soát nên cần phải chú ý theo dõi, kiểm tra và đưa đến bể lắng 1.
• Sau khi đã qua bể UASB, nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank. Tại đây, hệ thống sục khí được lắp đặt để tạo môi trường cho bùn hoạt tính phát triển và xáo trộn, giúp cho phản ứng oxy hóa trong nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Theo chiều dài bể, nước thải đã được xử lý gần như đạt tiêu chuẩn. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất cao su với hàm lượng N trong nước thải cao có thể áp dụng giá thể sinh học kết hợp với bể UASB nhằm tăng hiệu suất xử lý.
• Tiếp theo, nước thải được đưa tới bể lắng 2. Bùn thải tại bể lắng 2 được đưa sang máy ép bùn và một phần được mang trở lại bể sinh học.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ xử lý nước thải cao su
• Xử lý nước thải cao su đầu ra đạt được giới hạn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về quy chuẩn nước thải cao su QCVN 01:2005/BTNMT
• Quy trình vận hành đơn giản, ít sử dụng hóa chất, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
• Dễ dàng trong lắp đặt, bảo trì, chi phí công nhân ít
• Ứng dụng hệ thống xử lý hóa học và hóa lý trước khi vào hệ thống xử lý sinh học giúp tránh tình trạng sốc tải
• Cơ chế vận hành linh động, đáp ứng các nhu cầu về xử lý nước thải một cách an toàn, tiết kiệm chi phí
• Có hiệu suất xử lý cao với nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao
Qua những thông tin trên, bạn có thể thấy được nước thải cao su không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nó rất nguy hại, vì vậy các doanh nghiệp chế biến cao su cần có biện pháp để xử lý triệt để, tránh làm ô nhiễm môi trường gần khu vực doanh nghiệp đó.