PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


contentgroup.ideas

contentgroup.ideas
MemBer
MemBer
Vấn đề xử lý nước thải chế biến thủy sản là một việc hết sức cần thiết hiện nay. Bởi lượng nước thải chế biến hải sản mỗi ngày của các xưởng thải ra đang ở mức đáng báo động .

Tác động của nước thải thủy sản đến môi trường

Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản  sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:

• Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải  chứa các chất như  cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

• Tác động của chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

• Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P)

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ.

Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước.

Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ¸ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

• Vi sinh vật

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.

• Mùi

Mùi hôi tanh ở khu vưc sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp  xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc.


Thuyết minh về quy trình xử lý nước thải thủy sản nước ta

• Để xử lý nước thải thủy sản đạt chất lượng cần có 5 công đoạn trong hệ thống xử lý gồm: tuyển nổi, kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí và khử trùng.

• Nước thải tại các nguồn thải sẽ được hợp dòng và được đưa vào giai đoạn xử lý cơ học: nước thải đi qua song chắn rác thô để giữ lại các chất rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải được đưa vào hố thu bơm lên bể lắng cát để loại bỏ cát và các chất rắn lơ lửng trong nước thải. Nước thải từ bể lắng cát được bơm lên bể điều hòa, tại bể điều hòa có lắp máy thổi khí để điều hòa lưu lượng, chất lượng nước thải và hạn chế lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được đưa vào giai đoạn xử lý sinh học.

• Tại bể uasb nước thải được dẫn vào đáy bể và nước đi lên với vận tốc 0,6-0,9 m/h qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng trong bể, tại đây các vi sinh vật kỵ khí sẽ khử phospho và phân hủy các chất hữu cơ, sinh ra khí(CH4) kéo các hạt bùn và nước đi lên, các hạt bùn va vào các tấm chắn khí vỡ ra và rơi xuống đáy bể, nước được thu vào máng thu nước và dẫn qua bể anoxic.

• Tại bể anoxic có lắp các cánh khuấy để cung cấp một lượng oxy hòa tan vừa đủ cho các vi sinh vật thiếu khí và hạn chế bùn lắng trong bể, bể thiếu khí giúp phân hủy các chất hữu cơ và khử nitrat thành nitơ tự do, từ lượng nitrat được tuần hoàn lại từ bể Aerotank. Sau đó nước từ bể Anoxic chảy tràn qua bể Aerotank.

• Tại bể Aerotank gắn các máy sục khí chạy liên tục để đảm bảo DO≥2mg/l, cung cấp đủ oxy cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ, nitrat hóa và khử phospho.

• Nước từ bể Aerotank chảy tràn qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực bùn sẽ được lắng xuống đáy, bùn lắng một phần được tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại được bơm qua bể chứa bùn, từ bể chứa bùn đưa qua máy ép bùn để tách nước, sau một thời gian sẽ thu gom.

• Từ bể lắng nước được dẫn qua bể lọc nhanh, nước đi qua các lớp vật liệu lọc các hạt cặn sẽ được giữ lại, sau đó dẫn nước vào bể khử trùng, dùng dung dịch NaOCl để khử trùng, bể xây các ngăn díc dắc để tăng hiệu quả hòa trộn của chất khử trùng, tiêu diệt các vi sinh vật trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

• Cuối cùng nước qua mương dẫn thải ra nguồn tiếp nhận.


Vấn đề phát triển đất nước rất quan trọng, nhưng vấn đề bảo vệ ô nhiễm nguồn nước cũng không kém phần quan trọng hơn. Vì vậy, vấn đề này cần được quan tâm trong xã hội ngày nay.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết