Van Lam
Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất
Xã hội càng phát triển, bạn càng có nhiều lựa chọn cho tương lai của mình. Khi bạn thiếu may mắn để có một suất vào giảng đường đại học, hãy đừng thất vọng, vì phía trước vẫn còn nhiều cơ hội nghề nghiệp rất tốt để bạn có thể tìm cho mình một lối đi riêng.
>> Sử dụng “dế” thế nào cho an toàn?
>> Khóa học đặc biệt dành cho các nhà quản trị
>> Nghề mới dành cho bạn yêu công nghệ
Một số bạn trẻ hiện nay vẫn chọn nghề nghiệp theo một lối mòn của tư duy, đó là sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thì bằng mọi giá phải thi được vào đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ), bất kể khả năng của mình đến đâu, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào... Trong khi đó, theo thống kê mỗi năm, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các thí sinh đủ điều kiện bước qua cổng trường ĐH-CĐ. Điều này gây tốn kém cho cả gia đình và xã hội, mặc dù đó là nguyện vọng rất chính đáng của các bạn trẻ.
Theo tìm hiểu của người viết, thị trường lao động Việt Nam đang chuyển hướng rất nhanh. Các nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng làm việc, hiệu quả công việc hơn là đặt nặng vào bằng cấp, nơi tốt nghiệp của người học. Một thực tế khác, nhiều người học ĐH-CĐ sau khi tốt nghiệp một vài năm, vẫn loay hoay tìm việc làm, trong khi đó, người học nghề nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp, với mức thu nhập khá cao.
Nhiều bạn trẻ rất thức thời, họ nhận diện nhanh xu thế phát triển của thời đại và chọn ngay cho mình một nghề để phát triển sự nghiệp.
Ngay sau khi tốt nghiệp THPT tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) năm 2008, bạn Thanh Trang đã khăn gói đến TP.HCM chọn học nghề sửa chữa điện thoại di động (ĐTDĐ). Sáu tháng sau, Trang đã có ngay việc làm với mức thu nhập khởi điểm 5 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 2 năm làm việc, mỗi tháng Trang thu nhập từ 8 - 12 triệu đồng. Khi được hỏi: “Vì sao Trang chọn học nghề này?”, Trang cười rất hồn nhiên: “ĐTDĐ là sản phẩm công nghệ cao, có khoảng 3 – 3.5 tỉ người dùng trên thế giới, chiểm khoảng 50% dân số, vì vậy em nghĩ rất khó thất nghiệp khi theo nghề này”.
Tương tự, anh Xuân Thành ở Q.12, TP.HCM, sau khi hoàn tất khóa Kỹ thuật viên sửa chữa ĐTDĐ chuyên nghiệp đã mở Trung tâm sửa chữa - Bảo hành ĐTDĐ tại Q.12. Sau 5 năm, nay anh Thành đã là ông chủ của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sửa chữa bảo hành ĐTDĐ với gần 30 nhân viên, hoạt động khá hiệu quả.
Anh Xuân Thành tâm sự: “Khi chưa có điều kiện thuận lợi, mình chọn giải pháp học nghề, để dễ có việc làm, có thu nhập, mặt khác vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vừa có cơ hội tích lũy kinh nghiệm. Bây giờ, nếu muốn, mình sẽ học đại học để phục vụ cho công việc quản lý vẫn chưa muộn…”.
Hiện có khá nhiều trung tâm đào tạo nghề sửa chữa ĐTDĐ. CPS Vietnam là một trong những đơn vị đào tạo kỹ thuật sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuẩn quốc tế, có uy tín tại Việt Nam hiện nay.
Bạn hãy thử tìm hiểu về nghề này qua website: http://www.cps.vn để có thêm lựa chọn cho tương lai của mình.
Hà Linh