contentgroup.ideas
Có rất nhiều phương pháp ủ phân compost nhưng tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người khác nhau mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau dưới đây:
Ủ kỵ khí
Phương pháp ủ phân kỵ khí là quá trình phân hủy xảy ra bằng cách sử dụng các vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí là loại vi sinh vật tồn tại mà không cần oxy. Các vi sinh vật kỵ khí chiếm ưu thế trong phương pháp này. Chúng tạo ra các hợp chất trung gian như khí metan, axit hữu cơ, hydro sunfua và các chất khác.
Các hợp chất trên tích tụ và không chuyển hóa thêm. Trong số đó có một số chất có mùi hôi khó chịu như metan và hydro sunfua. Và một số có độc tính với thực vật.
Nhược điểm của phương pháp ủ phân compost kỵ khí
• Thời gian ủ lâu, từ 2 đến 4 tháng
• Không diệt được các hạt cỏ dại
• Vẫn còn tồn tại mầm bệnh trong phân
Ủ phân hiếu khí
Phương pháp ủ phân hiếu khí diễn ra trong điều kiện có nhiều oxy. Trong quá trình này, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ và tạo ra CO2, nước, nhiệt và mùn. Thành phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ tương đối ổn định, ít nguy cơ gây độc cho thực vật.
Nhiệt độ sinh ra làm tăng tốc độ phân hủy protein, chất béo và các carbohydrate phức tạp như cellulose và hemi-cellulozo. Do đó, thời gian xử lý ngắn hơn. Hơn nữa, quá trình này tiêu diệt các hạt cỏ dại và nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người và thực vật. Mặc dù phương pháp này làm mất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó hiệu quả và hữu ích hơn so với phương pháp ủ kỵ khí.
Ưu điểm của phương pháp ủ phân hiếu khí
• Vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải tạo thành CO2 và nước.
• Rác thải hữu cơ được phân hủy hoàn toàn chỉ sau 20 đến 45 ngày (tùy thuộc vào loại chất hữu cơ).
• Các hạt cỏ dại và vi sinh vật mang mầm bệnh bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, cần phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố pH, nhiệt độ, độ ẩm,… Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình ủ phân compost.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hiếu khí
1. Oxy
Quá trình ủ phân hiếu khí đòi hỏi một lượng lớn oxy, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Nếu cung cấp oxy không đủ, sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí bị hạn chế, dẫn đến sự phân hủy chậm hơn. Hơn nữa, việc đảo trộn sẽ giúp loại bỏ bớt hơi nước, các loại khí độc và tránh tình trạng đống ủ bị quá nhiệt.
2. Độ ẩm
Độ ẩm cần thiết để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất của các vi sinh vật. Đống ủ cần được duy trì độ ẩm từ 40 đến 65%. Ở những nơi đống ủ quá khô, quá trình ủ phân diễn ra chậm hơn. Nếu độ ẩm vượt quá 65% sẽ phát triển các điều kiện yếm khí. Trong thực tế, nên bắt đầu ủ với độ ẩm 50-60%, kết thúc ở khoảng 30%.
3. Nhiệt độ
Trong giai đoạn đầu nhiệt độ lý tưởng là 20 – 45 độ C. Ở các giai đoạn tiếp theo khi các vi sinh vật ưa nhiệt tiếp quản thì nhiệt độ lý tưởn là 50 – 70 độ C. Nhiệt độ cao đặc trưng cho quá trình ủ phân hiếu khí và là dấu hiệu của các hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật. Mầm bệnh thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ 55 độ C trở lên.
4. Độ pH
Quá trình ủ phân hiếu khí yêu cầu độ pH 6.5 đến 8. Ở độ pH cao hơn nó sẽ tạo ra khí amoniac nhiều hơn và thải vào khí quyển.
5. Chất dinh dưỡng
Các vi sinh vật cần cacbon (C), nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K). Đây là các chất dinh dưỡng chính, trong đó tỷ lệ C : N là đặc biệt quan trọng.
Tỷ lệ C : N tối ưu của nguyên liệu thô là từ 25 : 1 đến 30 : 1. Trường hợp tỷ lệ C : N cao hơn 40 : 1, sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế, dẫn đến thời gian ủ phân lâu hơn. Tỷ lệ C : N nhỏ hơn 20 : 1 dẫn đến việc sử dụng quá mức N và lượng dư thừa có thể bị mất vào khí quyển dưới dạng amoniac hoặc oxit nitơ và gây ra vấn đề về mùi hôi. Thành phẩm cuối cùng có tỷ lệ C : N nằm trong khoảng 10 : 1 đến 15 : 1.
Nếu bạn thấy phương pháp nào dễ và phù hợp với mình thì có thể áp dụng phương pháp ủ phân đó nhé!
Ủ kỵ khí
Phương pháp ủ phân kỵ khí là quá trình phân hủy xảy ra bằng cách sử dụng các vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí là loại vi sinh vật tồn tại mà không cần oxy. Các vi sinh vật kỵ khí chiếm ưu thế trong phương pháp này. Chúng tạo ra các hợp chất trung gian như khí metan, axit hữu cơ, hydro sunfua và các chất khác.
Các hợp chất trên tích tụ và không chuyển hóa thêm. Trong số đó có một số chất có mùi hôi khó chịu như metan và hydro sunfua. Và một số có độc tính với thực vật.
Nhược điểm của phương pháp ủ phân compost kỵ khí
• Thời gian ủ lâu, từ 2 đến 4 tháng
• Không diệt được các hạt cỏ dại
• Vẫn còn tồn tại mầm bệnh trong phân
Ủ phân hiếu khí
Phương pháp ủ phân hiếu khí diễn ra trong điều kiện có nhiều oxy. Trong quá trình này, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ và tạo ra CO2, nước, nhiệt và mùn. Thành phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ tương đối ổn định, ít nguy cơ gây độc cho thực vật.
Nhiệt độ sinh ra làm tăng tốc độ phân hủy protein, chất béo và các carbohydrate phức tạp như cellulose và hemi-cellulozo. Do đó, thời gian xử lý ngắn hơn. Hơn nữa, quá trình này tiêu diệt các hạt cỏ dại và nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người và thực vật. Mặc dù phương pháp này làm mất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó hiệu quả và hữu ích hơn so với phương pháp ủ kỵ khí.
Ưu điểm của phương pháp ủ phân hiếu khí
• Vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải tạo thành CO2 và nước.
• Rác thải hữu cơ được phân hủy hoàn toàn chỉ sau 20 đến 45 ngày (tùy thuộc vào loại chất hữu cơ).
• Các hạt cỏ dại và vi sinh vật mang mầm bệnh bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, cần phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố pH, nhiệt độ, độ ẩm,… Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình ủ phân compost.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hiếu khí
1. Oxy
Quá trình ủ phân hiếu khí đòi hỏi một lượng lớn oxy, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Nếu cung cấp oxy không đủ, sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí bị hạn chế, dẫn đến sự phân hủy chậm hơn. Hơn nữa, việc đảo trộn sẽ giúp loại bỏ bớt hơi nước, các loại khí độc và tránh tình trạng đống ủ bị quá nhiệt.
2. Độ ẩm
Độ ẩm cần thiết để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất của các vi sinh vật. Đống ủ cần được duy trì độ ẩm từ 40 đến 65%. Ở những nơi đống ủ quá khô, quá trình ủ phân diễn ra chậm hơn. Nếu độ ẩm vượt quá 65% sẽ phát triển các điều kiện yếm khí. Trong thực tế, nên bắt đầu ủ với độ ẩm 50-60%, kết thúc ở khoảng 30%.
3. Nhiệt độ
Trong giai đoạn đầu nhiệt độ lý tưởng là 20 – 45 độ C. Ở các giai đoạn tiếp theo khi các vi sinh vật ưa nhiệt tiếp quản thì nhiệt độ lý tưởn là 50 – 70 độ C. Nhiệt độ cao đặc trưng cho quá trình ủ phân hiếu khí và là dấu hiệu của các hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật. Mầm bệnh thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ 55 độ C trở lên.
4. Độ pH
Quá trình ủ phân hiếu khí yêu cầu độ pH 6.5 đến 8. Ở độ pH cao hơn nó sẽ tạo ra khí amoniac nhiều hơn và thải vào khí quyển.
5. Chất dinh dưỡng
Các vi sinh vật cần cacbon (C), nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K). Đây là các chất dinh dưỡng chính, trong đó tỷ lệ C : N là đặc biệt quan trọng.
Tỷ lệ C : N tối ưu của nguyên liệu thô là từ 25 : 1 đến 30 : 1. Trường hợp tỷ lệ C : N cao hơn 40 : 1, sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế, dẫn đến thời gian ủ phân lâu hơn. Tỷ lệ C : N nhỏ hơn 20 : 1 dẫn đến việc sử dụng quá mức N và lượng dư thừa có thể bị mất vào khí quyển dưới dạng amoniac hoặc oxit nitơ và gây ra vấn đề về mùi hôi. Thành phẩm cuối cùng có tỷ lệ C : N nằm trong khoảng 10 : 1 đến 15 : 1.
Nếu bạn thấy phương pháp nào dễ và phù hợp với mình thì có thể áp dụng phương pháp ủ phân đó nhé!