contentgroup.ideas
Nếu không chú ý thì khi phun sơn PU đồ gỗ tại HCM thường gặp phải các lỗi sau đây:
Khi sơn PU thì bị nổi bọt khí
Đây là lỗi đầu tiên mà các thợ sơn mới vào nghề hay gặp nhất. Nhiều khi măn me cả ngày trời mà bạn vẫn không tìm ra được cách khắc phục chúng. Nhiều khi cách xử lý vô cùng đơn giản, hãy xem các hướng dẫn dưới đây:
Nguyên nhân đầu tiên mà bạn hãy nghi ngờ đầu tiên là do lỗi chỉnh sai súng phun. Chỉnh ít khí quá hoặc thừa khí quá đều dẫn đến hiện tượng nổi bọt.
Nguyên nhân thứ 2 là có thể do lượng chất đóng rắn (hay còn gọi là cứng) nhiều quá, dẫn đến màng sơn đóng cứng quá nhanh làm khí không kịp thoát.
Nguyên nhân thứ 3 là do bề mặt của lần sơn trước (như lót, sơn màu…) chưa kịp khô mà bạn đã tiến hành bước tiếp theo cũng gây ra hiện tượng trên.
Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, bạn chỉ cần chỉnh lượng khí cho phù hợp ở súng phun (nút dưới cùng ngay gần ống khí nén nối với súng).
Còn nếu là do lỗi pha cứng quá dư thì bạn nên điều chỉnh lại lượng cứng cho phù hợp. Có thể tham khảo lại kỹ thuật sơn PU của chúng tôi đã từng đề cập trước đây.
Trường hợp sơn khi chưa kịp khô mà sơn tiếp thì hãy đợi sơn thật khô rồi tiến hành bước tiếp theo. Đừng nóng vội mà làm hỏng nguyên cả sản phẩm!
Mặt sản phẩm có bụi li ti, sờ vào thấy nhám
Đây là hiện tượng thường thấy và rất hay xảy ra khi sơn PU, hiện trạng là sau khi sơn xong bạn chờ khô và sờ vào thấy bụi có dạng hạt nhỏ li ti, sờ vào thấy nhám tay có cảm giác sần sùi trên bề mặt sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do bạn để chung sản phẩm hoàn thiện gần khu vực sơn quá dẫn đến khi bạn đang sơn sản phẩm khác thì các bụi cứng bay và bám vào.
Nguyên nhân thứ hai là do xưởng sơn của bạn quá bụi, gần khu vực làm mộc thô hoặc vệ sinh quá kém dẫn đến bụi bay vào dính vào sản phẩm.
Nguyên nhân cuối cùng là do kỹ thuật sơn PU của bạn chưa chuẩn và hay xảy ra với sản phẩm 2 mặt hoặc các sản phẩm gắn cố định. Khi sơn bạn làm bụi cứng bay mù mịt dính vào mặt bên dưới của sản phẩm.
Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn sơn bóng xong nên đưa sản phẩm ra khu vực riêng, không để chung phòng với các sản phẩm đang phun dở dang.
Thiết kế khu vực sơn sạch sẽ, cách ly các khu vực làm mộc thô càng tốt. Trường hợp không gian không cho phép nên làm các vách kín che xung quanh.
Đối với các sản phẩm cần phải sơn 2 mặt, nên điều chỉnh súng phung cỡ nhỏ, có thể phun lâu 1 tý nhưng bụi cứng không bám vào mặt đã sơn xong. Hoặc khi sơn phải di chuyển đều tay, nhanh và dứt điểm ngay.
Sơn bị chảy sệ
Đây là hiện tượng thường thấy và xấu hổ đối với các thợ sơn mới vào nghề. Ban đầu, lỗi này thường khiến bạn thấy nản và muốn bỏ cuộc khi xác định là 1 thợ sơn PU chuyên nghiệp, tuy nhiên cách khắc phục vô cùng đơn giản nhờ những mẹo sau:
Thường là do bạn sơn chưa quen, di chuyển súng phun không đều dẫn đến lúc quá mạnh tay thì lớp sơn ra nhiều quá làm cho chảy thành dòng.
Nguyên nhân thứ 2 là do bạn chỉnh súng phun không hợp lý làm cho lượng chất lỏng chảy ra nhiều hơn lượng khí của máy nén khí cũng gây ra hiện tượng trên.
Có một trường hợp nữa là do lớp sơn trước quá ướt, chưa kịp khô, bạn sơn đè lên làm chất lỏng bám không kịp và gây ra hiện tượng chảy sệ.
Lỗi này nếu bạn thực hành nhiều sẽ thành kỹ năng. Nếu bạn mới vào nghề, hãy dùng nước lã đổ đầy súng và test nhiều lần với các mặt phẳng như tường nhà,…
Chỉnh lại súng phun cho phù hợp, cân đối giữa lượng khí và lượng chất lỏng thoát ra sao cho phù hợp. Trước khi phun thật hãy test thử ở 1 mặt phẳng nào đó.
Nếu chưa quen, nên để sản phẩm nằm ngang để sơn thay vì để sản phẩm đứng.
Trên đây là những lỗi khi sơn PU cơ bản, đa số lỗi xảy ra với những người thợ mới vào nghề, những ai đã tự sơn khoảng 1 năm trở lên hầu như không còn lỗi này nữa vì nó là kỹ năng ăn sâu. Hy vọng bạn sẽ không mắc phải những lỗi này.
Khi sơn PU thì bị nổi bọt khí
Đây là lỗi đầu tiên mà các thợ sơn mới vào nghề hay gặp nhất. Nhiều khi măn me cả ngày trời mà bạn vẫn không tìm ra được cách khắc phục chúng. Nhiều khi cách xử lý vô cùng đơn giản, hãy xem các hướng dẫn dưới đây:
Nguyên nhân đầu tiên mà bạn hãy nghi ngờ đầu tiên là do lỗi chỉnh sai súng phun. Chỉnh ít khí quá hoặc thừa khí quá đều dẫn đến hiện tượng nổi bọt.
Nguyên nhân thứ 2 là có thể do lượng chất đóng rắn (hay còn gọi là cứng) nhiều quá, dẫn đến màng sơn đóng cứng quá nhanh làm khí không kịp thoát.
Nguyên nhân thứ 3 là do bề mặt của lần sơn trước (như lót, sơn màu…) chưa kịp khô mà bạn đã tiến hành bước tiếp theo cũng gây ra hiện tượng trên.
Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, bạn chỉ cần chỉnh lượng khí cho phù hợp ở súng phun (nút dưới cùng ngay gần ống khí nén nối với súng).
Còn nếu là do lỗi pha cứng quá dư thì bạn nên điều chỉnh lại lượng cứng cho phù hợp. Có thể tham khảo lại kỹ thuật sơn PU của chúng tôi đã từng đề cập trước đây.
Trường hợp sơn khi chưa kịp khô mà sơn tiếp thì hãy đợi sơn thật khô rồi tiến hành bước tiếp theo. Đừng nóng vội mà làm hỏng nguyên cả sản phẩm!
Mặt sản phẩm có bụi li ti, sờ vào thấy nhám
Đây là hiện tượng thường thấy và rất hay xảy ra khi sơn PU, hiện trạng là sau khi sơn xong bạn chờ khô và sờ vào thấy bụi có dạng hạt nhỏ li ti, sờ vào thấy nhám tay có cảm giác sần sùi trên bề mặt sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do bạn để chung sản phẩm hoàn thiện gần khu vực sơn quá dẫn đến khi bạn đang sơn sản phẩm khác thì các bụi cứng bay và bám vào.
Nguyên nhân thứ hai là do xưởng sơn của bạn quá bụi, gần khu vực làm mộc thô hoặc vệ sinh quá kém dẫn đến bụi bay vào dính vào sản phẩm.
Nguyên nhân cuối cùng là do kỹ thuật sơn PU của bạn chưa chuẩn và hay xảy ra với sản phẩm 2 mặt hoặc các sản phẩm gắn cố định. Khi sơn bạn làm bụi cứng bay mù mịt dính vào mặt bên dưới của sản phẩm.
Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn sơn bóng xong nên đưa sản phẩm ra khu vực riêng, không để chung phòng với các sản phẩm đang phun dở dang.
Thiết kế khu vực sơn sạch sẽ, cách ly các khu vực làm mộc thô càng tốt. Trường hợp không gian không cho phép nên làm các vách kín che xung quanh.
Đối với các sản phẩm cần phải sơn 2 mặt, nên điều chỉnh súng phung cỡ nhỏ, có thể phun lâu 1 tý nhưng bụi cứng không bám vào mặt đã sơn xong. Hoặc khi sơn phải di chuyển đều tay, nhanh và dứt điểm ngay.
Sơn bị chảy sệ
Đây là hiện tượng thường thấy và xấu hổ đối với các thợ sơn mới vào nghề. Ban đầu, lỗi này thường khiến bạn thấy nản và muốn bỏ cuộc khi xác định là 1 thợ sơn PU chuyên nghiệp, tuy nhiên cách khắc phục vô cùng đơn giản nhờ những mẹo sau:
Thường là do bạn sơn chưa quen, di chuyển súng phun không đều dẫn đến lúc quá mạnh tay thì lớp sơn ra nhiều quá làm cho chảy thành dòng.
Nguyên nhân thứ 2 là do bạn chỉnh súng phun không hợp lý làm cho lượng chất lỏng chảy ra nhiều hơn lượng khí của máy nén khí cũng gây ra hiện tượng trên.
Có một trường hợp nữa là do lớp sơn trước quá ướt, chưa kịp khô, bạn sơn đè lên làm chất lỏng bám không kịp và gây ra hiện tượng chảy sệ.
Lỗi này nếu bạn thực hành nhiều sẽ thành kỹ năng. Nếu bạn mới vào nghề, hãy dùng nước lã đổ đầy súng và test nhiều lần với các mặt phẳng như tường nhà,…
Chỉnh lại súng phun cho phù hợp, cân đối giữa lượng khí và lượng chất lỏng thoát ra sao cho phù hợp. Trước khi phun thật hãy test thử ở 1 mặt phẳng nào đó.
Nếu chưa quen, nên để sản phẩm nằm ngang để sơn thay vì để sản phẩm đứng.
Trên đây là những lỗi khi sơn PU cơ bản, đa số lỗi xảy ra với những người thợ mới vào nghề, những ai đã tự sơn khoảng 1 năm trở lên hầu như không còn lỗi này nữa vì nó là kỹ năng ăn sâu. Hy vọng bạn sẽ không mắc phải những lỗi này.