honghanhphan
Sáng ngày 16/9/2023, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) đã phối hợp với Trường Đại học PHENIKAA, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân tổ chức sự kiện Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở 2023 tại Việt Nam (SFD 2023) tại ba đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Sự kiện đã mang đến cơ hội giao lưu và kết nối giữa Cộng đồng Nguồn mở Việt Nam với các doanh nghiệp, chuyên gia cùng sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của các trường Đại học/Cao đẳng tại Việt Nam.
Đông đảo các chuyên gia cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân
tham dự Ngày hội tại đầu cầu Đà Nẵng
Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở - Software Freedom Day (SFD) là một sự kiện thường niên được tổ chức trên toàn thế giới vào ngày thứ Bảy tuần thứ Ba trong tháng 9 hàng năm. Tại Việt Nam, sự kiện này đã được tổ chức kể từ năm 2012 cho đến nay dưới sự chủ trì của Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) và sự hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành và tổ chức, doanh nghiệp. SFD năm nay hướng đến đối tượng các là bạn sinh viên GenZ và câu chuyện người trẻ khởi nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Thông qua các chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn cùng các điển hình khởi nghiệp thành công, các chuyên gia về Phần mềm nguồn mở và Khởi nghiệp tham dự tại sự kiện đã mang đến cho các bạn sinh viên góc nhìn mới về lĩnh vực ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở trong nhiều lĩnh vực thuộc thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như các công nghệ blockchain, IoT, AI, Big Data, Cloud Computing với các ứng dụng cụ thể trong các lĩnh vực thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, sản xuất và phân phối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
TS. Anand Nayyar trình bày tại Ngày hội
Tại đầu cầu Đà Nẵng, Đại học Duy Tân đã mang đến cho Ngày hội 2 bài trình bày ấn tượng với những chủ đề được nhiều bạn trẻ ngày nay rất quan tâm. Đó là:
- “Top Free Open Source IoT Frameworks 2023” của TS. Anand Nayyar đến từ Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Duy Tân, và
- “Giới thiệu về Ứng Dụng Camunda trong lĩnh vực Health-Tech” (công nghệ chăm sóc sức khoẻ) do ông Nguyễn Văn Dũng - Chuyên gia phát triển phần mềm thuộc công ty KMS do Đại học Duy Tân mời tham dự Ngày hội.
Trong phần trình bày của mình, TS. Anand Nayyar đã giúp cho các bạn sinh viên có được các góc nhìn rõ nét hơn về IoT, tầm quan trọng của các khung làm việc IoT và tại sao chúng ta cần các khung làm việc IoT mã nguồn mở. IoT Frameworks là một hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm cho việc quản lý các thiết bị IoT. IoT Frameworks có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, hiển thị và phân tích dữ liệu. Nền tảng mã nguồn mở là một giải pháp cho những thách thức của người tiêu dùng, đại lý kinh doanh và người phát triển ứng dụng IoT. Nó cho phép đạt đến các quy mô lớn và cả mức độ linh hoạt cao. Hầu hết các IoT platform mã nguồn mở đều được tải xuống miễn phí và có thể được cài đặt và khởi chạy khá dễ dàng.
Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Văn Dũng cũng đã cung cấp cho các bạn trẻ tham dự Ngày hội ở ba đầu cầu những thông tin thú vị về các vấn đề liên quan đến ứng dụng Camunda trong công nghệ chăm sóc sức khoẻ như: Khả năng tích hợp với các hệ thống quản lý bệnh viện, hỗ trợ quản lý dữ liệu bệnh nhân và quy trình lâm sàng, tự động hóa quá trình xét nghiệm và phân tích kết quả.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cùng những bài trình bày chất lượng của các diễn giả, Đại học Duy Tân, Trường Đại học PHENIKAA và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công sự kiện này. Đây là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên và cộng đồng nắm bắt những lợi ích của phần mềm tự do và nguồn mở, đồng thời đóng góp vào sự phát triển và thúc đẩy lĩnh vực Công nghệ Thông tin tại Việt Nam.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5679&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Đông đảo các chuyên gia cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân
tham dự Ngày hội tại đầu cầu Đà Nẵng
Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở - Software Freedom Day (SFD) là một sự kiện thường niên được tổ chức trên toàn thế giới vào ngày thứ Bảy tuần thứ Ba trong tháng 9 hàng năm. Tại Việt Nam, sự kiện này đã được tổ chức kể từ năm 2012 cho đến nay dưới sự chủ trì của Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) và sự hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành và tổ chức, doanh nghiệp. SFD năm nay hướng đến đối tượng các là bạn sinh viên GenZ và câu chuyện người trẻ khởi nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Thông qua các chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn cùng các điển hình khởi nghiệp thành công, các chuyên gia về Phần mềm nguồn mở và Khởi nghiệp tham dự tại sự kiện đã mang đến cho các bạn sinh viên góc nhìn mới về lĩnh vực ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở trong nhiều lĩnh vực thuộc thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như các công nghệ blockchain, IoT, AI, Big Data, Cloud Computing với các ứng dụng cụ thể trong các lĩnh vực thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, sản xuất và phân phối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
TS. Anand Nayyar trình bày tại Ngày hội
Tại đầu cầu Đà Nẵng, Đại học Duy Tân đã mang đến cho Ngày hội 2 bài trình bày ấn tượng với những chủ đề được nhiều bạn trẻ ngày nay rất quan tâm. Đó là:
- “Top Free Open Source IoT Frameworks 2023” của TS. Anand Nayyar đến từ Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Duy Tân, và
- “Giới thiệu về Ứng Dụng Camunda trong lĩnh vực Health-Tech” (công nghệ chăm sóc sức khoẻ) do ông Nguyễn Văn Dũng - Chuyên gia phát triển phần mềm thuộc công ty KMS do Đại học Duy Tân mời tham dự Ngày hội.
Trong phần trình bày của mình, TS. Anand Nayyar đã giúp cho các bạn sinh viên có được các góc nhìn rõ nét hơn về IoT, tầm quan trọng của các khung làm việc IoT và tại sao chúng ta cần các khung làm việc IoT mã nguồn mở. IoT Frameworks là một hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm cho việc quản lý các thiết bị IoT. IoT Frameworks có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, hiển thị và phân tích dữ liệu. Nền tảng mã nguồn mở là một giải pháp cho những thách thức của người tiêu dùng, đại lý kinh doanh và người phát triển ứng dụng IoT. Nó cho phép đạt đến các quy mô lớn và cả mức độ linh hoạt cao. Hầu hết các IoT platform mã nguồn mở đều được tải xuống miễn phí và có thể được cài đặt và khởi chạy khá dễ dàng.
Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Văn Dũng cũng đã cung cấp cho các bạn trẻ tham dự Ngày hội ở ba đầu cầu những thông tin thú vị về các vấn đề liên quan đến ứng dụng Camunda trong công nghệ chăm sóc sức khoẻ như: Khả năng tích hợp với các hệ thống quản lý bệnh viện, hỗ trợ quản lý dữ liệu bệnh nhân và quy trình lâm sàng, tự động hóa quá trình xét nghiệm và phân tích kết quả.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cùng những bài trình bày chất lượng của các diễn giả, Đại học Duy Tân, Trường Đại học PHENIKAA và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công sự kiện này. Đây là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên và cộng đồng nắm bắt những lợi ích của phần mềm tự do và nguồn mở, đồng thời đóng góp vào sự phát triển và thúc đẩy lĩnh vực Công nghệ Thông tin tại Việt Nam.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5679&pid=2064&page=0&lang=vi-VN