thanhnhantruong
"Để tiện cho bộ phận tuyển sinh các trường ĐH, CĐ cần liên lạc với thí sinh để giải quyết những sai sót trên hồ sơ ĐKDT hoặc gửi Giấy báo kết quả thi, kết quả xét tuyển, nên thí sinh cần ghi rõ số điện thoại liên lạc – ưu tiên số mobile và không đổi số trong suốt thời gian thi và xét tuyển ĐH, CĐ.
>> Sai sót dễ gặp khi làm hồ sơ ĐKDT
>> Những điểm cần lưu ý hồ sơ đăng ký dự thi ĐH
>> Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Làm hồ sơ ĐKDT chính xác
Đó là lời khuyên của TS Nguyễn Hoàng Việt Trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, TS Nguyễn Hoàng Việt lưu ý với các thí sinh, do năm nay do hồ sơ ĐKDT chỉ quản lý đến mã ngành (gồm 7 ký tự) trong khi nhiều trường xét tuyển vào trường lại theo từng chuyên ngành cụ thể. Vì thế thí sinh chú ý ghi đầy đủ tên ngành và tên chuyên ngành để các trường xử lý khi xét tuyển.
Ngoài ra, thí sinh cần xác định chính xác trường có nguyện vọng học là là trường tổ chức thi hay không tổ chức thi. Nếu là trường tổ chức thi thì phải đăng ký dự thi tại trường đó hoặc cụm thi nếu trường đó thuộc cụm. Nếu là trường không tổ chức thi thì phải đăng ký dự thi tại một trường khác - thường gọi là thi nhờ - có cùng khối thi. Khi nộp hồ sơ ĐKDT phải nộp thêm bản photocopy mặt trước của phiếu ĐKDT số 1. Nếu đăng ký dự thi sai quy định trên, hồ sơ ĐKDT sẽ không hợp lệ.
Có nhiều trường CĐ hoặc hệ CĐ của một số trường ĐH không tổ chức thi tuyển mà sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT những thí sinh dự thi ĐH để xét tuyển (không xét tuyển thí sinh dự thi CĐ). Vì vậy, để có nhiều cơ hội xét tuyển vào bậc CĐ thì thí sinh nên cân nhắc đăng ký dự thi ĐH để lấy kết quả xét tuyển vào CĐ, thay vì đăng ký dự thi trực tiếp vào bậc CĐ.
Trên hồ sơ ĐKDT chỉ có duy nhất một nguyện vọng (trước đây thường gọi là NV1. Đây là mục mà thí sinh thường rất hay nhầm lẫn khi điền thông tin.
Xem ví dụ minh hoạ tại đây
>> Sai sót dễ gặp khi làm hồ sơ ĐKDT
>> Những điểm cần lưu ý hồ sơ đăng ký dự thi ĐH
>> Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Làm hồ sơ ĐKDT chính xác
Đó là lời khuyên của TS Nguyễn Hoàng Việt Trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, TS Nguyễn Hoàng Việt lưu ý với các thí sinh, do năm nay do hồ sơ ĐKDT chỉ quản lý đến mã ngành (gồm 7 ký tự) trong khi nhiều trường xét tuyển vào trường lại theo từng chuyên ngành cụ thể. Vì thế thí sinh chú ý ghi đầy đủ tên ngành và tên chuyên ngành để các trường xử lý khi xét tuyển.
Ngoài ra, thí sinh cần xác định chính xác trường có nguyện vọng học là là trường tổ chức thi hay không tổ chức thi. Nếu là trường tổ chức thi thì phải đăng ký dự thi tại trường đó hoặc cụm thi nếu trường đó thuộc cụm. Nếu là trường không tổ chức thi thì phải đăng ký dự thi tại một trường khác - thường gọi là thi nhờ - có cùng khối thi. Khi nộp hồ sơ ĐKDT phải nộp thêm bản photocopy mặt trước của phiếu ĐKDT số 1. Nếu đăng ký dự thi sai quy định trên, hồ sơ ĐKDT sẽ không hợp lệ.
Có nhiều trường CĐ hoặc hệ CĐ của một số trường ĐH không tổ chức thi tuyển mà sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT những thí sinh dự thi ĐH để xét tuyển (không xét tuyển thí sinh dự thi CĐ). Vì vậy, để có nhiều cơ hội xét tuyển vào bậc CĐ thì thí sinh nên cân nhắc đăng ký dự thi ĐH để lấy kết quả xét tuyển vào CĐ, thay vì đăng ký dự thi trực tiếp vào bậc CĐ.
Trên hồ sơ ĐKDT chỉ có duy nhất một nguyện vọng (trước đây thường gọi là NV1. Đây là mục mà thí sinh thường rất hay nhầm lẫn khi điền thông tin.
Xem ví dụ minh hoạ tại đây
Ánh Ngọc
Nguồn: tuvantuyensinh.vn/Giáo Dục & Thời Đại
"