!...NhímXù...!
Có tiền xài điện thoại xịn là chuyện bình thường. Nhưng lại có những teen nhà nghèo vẫn cố sức đua đòi. Để có tiền sở hữu những em “dế” đời mới nhất, nhịn ăn, nhịn mặc không đủ, nhiều teen ra sức "hành" bố mẹ hoặc trở thành những con nợ bất đắc dĩ.
"Dế hiệu" mới sành điệu
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng chỉ sau một năm lên Hà Nội trọ học, N. Trâm (quê Quảng Ninh, SV một trường ĐH khá danh tiếng trên đường Nguyễn Trãi) nhanh chóng "lột xác" bắt kịp với lối sống thành thị.
Thấy bạn bè cùng lớp "đứa iPhone, đứa E72", Trâm cũng quyết tâm đổi một chiếc điện thoại cho "ra hồn" thay cho cái "cục gạch" chỉ biết nghe, gọi, nhắn tin của mình. Thế là Trâm lên kế hoạch "gom tiền đổi dế".
Cắt giảm tối đa mọi khoản chi tiêu mỗi tháng cũng chỉ dư ra được 400 trăm ngàn, số tiền quá nhỏ bé so với con số 6 triệu đồng để sở hữu chiếc điện thoại cảm ứng đang thịnh hành. Thế là Trâm gọi điện về nhà "vẽ" ra đủ thứ tiền để xin bố mẹ, không quan tâm bố mẹ đang phải nai lưng kiếm từng đồng tiền cho mình ăn học.
Không ít bạn ra sức vòi vĩnh bố mẹ đổi bằng được điện thoại cho "bằng bạn bằng bè" mà không quan tâm hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình.
Mê iPhone nên mỗi khi có thông tin phiên bản mới sắp ra mắt là D. Nghĩa (sinh viên năm 2 trường CĐ Giao thông vận tải) lại "ăn không ngon, ngủ không yên", hết lên mạng cập nhật tin tức, lại tìm mọi cách "xoay tiền" để sở hữu bằng được.
Ban đầu là chiếc iPhone 2G cũ mua lại, khi iPhone 3G ra đời, thấy dân dùng iPhone rục rịch “săn hàng”, Nghĩa cũng bán chiếc 2G rồi chạy vạy thêm để mua bằng được 3G cho “bằng bạn bằng bè”. Cứ như thế, mỗi lần iPhone ra phiên bản mới, Nghĩa lại nhanh chóng chuyển sang mà không cần biết sản phẩm này hơn kém ở điểm gì. Mỗi lần bán đi lại lỗ vài triệu đồng.
Lý giải cho việc đổi điện thoại như thay áo của mình, Nghĩa bảo: “Đã chơi iPhone thì phải theo đến cùng. Người ta dùng 4GS rồi mà mình vẫn lôi con 2G ra thì muối mặt lắm”.
Với những gia đình dư dả, việc chi tiền cho con cái đổi điện thoại, laptop để theo kịp “thời đại” không nói làm gì. Nhưng với hoàn cảnh như Nghĩa mà vẫn đua đòi chạy theo tâm lý số đông thì thật đáng ngại.
Nghĩa quê ở Hải Dương, gia đình không thuộc dạng nghèo nhưng cũng chỉ đủ ăn đủ mặc. Bố làm công nhân, mẹ làm giáo viên tiểu học, nuôi hai anh em ăn học xa nhà đã chật vật. Ấy thế mà Nghĩa vẫn không ngừng chạy theo thú chơi của con nhà giàu.
Xin tiền bố mẹ không đủ, để có tiền theo đuổi “niềm đam mê” của mình, Nghĩa quay ra vay bạn bè. Có lần Nghĩa nợ đến gần 10 triệu đồng. Vay chỗ nọ đập chỗ kia, đến lúc không thể xoay xở được nữa, Nghĩa lại phải gọi điện về nhà "xin viện trợ".
Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài!
Chuyện về những bạn trẻ từ quê ra thành phố học, rồi đua đòi chạy theo lối sống của "con nhà giàu" không còn là chuyện hiếm. Chưa kể đến việc học hành bị ảnh hưởng, nợ nần chồng chất, cha mẹ ở quê chạy vạy khổ sở,...là những hệ lụy dễ nhận thấy nhất từ những cuộc đua vô nghĩa này.
Không cần iPhone hào nhoáng, người tốt, học hành chăm chỉ mà dùng điện thoại "ghẻ" vẫn được yêu quý như thường!
Kim Dung (SV năm 3, ĐH Thương mại) bày tỏ: "Lớp mình cũng có mấy bạn dùng điện thoại tiền triệu mà đổi xoành xoạch như thay áo ấy. Với những gia đình có điều kiện thì không sao, chứ với những bạn bố mẹ ở nhà làm lụng vất vả lo cho từng đồng ăn học mà cũng đòi mua điện thoại xịn để bằng bạn bằng bè thật không thể chấp nhận được. Không thương bố mẹ thì thôi mà còn sĩ diện hão"."Theo mình thì có điện thoại xịn, xe máy xịn hay laptop xịn chẳng nói lên điều gì cả. Trừ khi bạn tự làm ra tiền, dư dả chứ không phải là ngửa tay xin bố mẹ, ép bố mẹ mua cho bằng được. Người tốt, học hành chăm chỉ mà dùng điện thoại "ghẻ" vẫn được yêu quý như thường" - Dung nói thêm.
Đành rằng hình thức bề ngoài vẫn có vai trò nhất định để mỗi người khẳng định bản thân. Nhưng nếu cứ cố chạy theo trào lưu mà không quan tâm có phù hợp với hoàn cảnh và túi tiền của mình thì thật đáng ngại. Giá trị đích thực của con người không thể hiện qua vẻ bề ngoài mà thể hiện qua tâm hồn bên trong.
"Mình thấy sinh viên ít tiền mà lại là đối tượng "chơi" sang nhất. Trong khi nhiều doanh nhân giàu có săn lùng 110i giá vài trăm nghìn thì sinh viên cứ phải iPhone, galaxy hàng chục triệu đồng. Mình thì không quan trọng điện thoại bao nhiêu tiền, có hợp mốt hay không mà chỉ quan tâm xem các tính năng của nó có phù hợp với công việc và túi tiền của mình hay không" - Duy Đức, nhân viên kinh doanh FPT chia sẻ.
"Dế hiệu" mới sành điệu
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng chỉ sau một năm lên Hà Nội trọ học, N. Trâm (quê Quảng Ninh, SV một trường ĐH khá danh tiếng trên đường Nguyễn Trãi) nhanh chóng "lột xác" bắt kịp với lối sống thành thị.
Thấy bạn bè cùng lớp "đứa iPhone, đứa E72", Trâm cũng quyết tâm đổi một chiếc điện thoại cho "ra hồn" thay cho cái "cục gạch" chỉ biết nghe, gọi, nhắn tin của mình. Thế là Trâm lên kế hoạch "gom tiền đổi dế".
Cắt giảm tối đa mọi khoản chi tiêu mỗi tháng cũng chỉ dư ra được 400 trăm ngàn, số tiền quá nhỏ bé so với con số 6 triệu đồng để sở hữu chiếc điện thoại cảm ứng đang thịnh hành. Thế là Trâm gọi điện về nhà "vẽ" ra đủ thứ tiền để xin bố mẹ, không quan tâm bố mẹ đang phải nai lưng kiếm từng đồng tiền cho mình ăn học.
Không ít bạn ra sức vòi vĩnh bố mẹ đổi bằng được điện thoại cho "bằng bạn bằng bè" mà không quan tâm hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình.
Mê iPhone nên mỗi khi có thông tin phiên bản mới sắp ra mắt là D. Nghĩa (sinh viên năm 2 trường CĐ Giao thông vận tải) lại "ăn không ngon, ngủ không yên", hết lên mạng cập nhật tin tức, lại tìm mọi cách "xoay tiền" để sở hữu bằng được.
Ban đầu là chiếc iPhone 2G cũ mua lại, khi iPhone 3G ra đời, thấy dân dùng iPhone rục rịch “săn hàng”, Nghĩa cũng bán chiếc 2G rồi chạy vạy thêm để mua bằng được 3G cho “bằng bạn bằng bè”. Cứ như thế, mỗi lần iPhone ra phiên bản mới, Nghĩa lại nhanh chóng chuyển sang mà không cần biết sản phẩm này hơn kém ở điểm gì. Mỗi lần bán đi lại lỗ vài triệu đồng.
Lý giải cho việc đổi điện thoại như thay áo của mình, Nghĩa bảo: “Đã chơi iPhone thì phải theo đến cùng. Người ta dùng 4GS rồi mà mình vẫn lôi con 2G ra thì muối mặt lắm”.
Với những gia đình dư dả, việc chi tiền cho con cái đổi điện thoại, laptop để theo kịp “thời đại” không nói làm gì. Nhưng với hoàn cảnh như Nghĩa mà vẫn đua đòi chạy theo tâm lý số đông thì thật đáng ngại.
Nghĩa quê ở Hải Dương, gia đình không thuộc dạng nghèo nhưng cũng chỉ đủ ăn đủ mặc. Bố làm công nhân, mẹ làm giáo viên tiểu học, nuôi hai anh em ăn học xa nhà đã chật vật. Ấy thế mà Nghĩa vẫn không ngừng chạy theo thú chơi của con nhà giàu.
Xin tiền bố mẹ không đủ, để có tiền theo đuổi “niềm đam mê” của mình, Nghĩa quay ra vay bạn bè. Có lần Nghĩa nợ đến gần 10 triệu đồng. Vay chỗ nọ đập chỗ kia, đến lúc không thể xoay xở được nữa, Nghĩa lại phải gọi điện về nhà "xin viện trợ".
Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài!
Chuyện về những bạn trẻ từ quê ra thành phố học, rồi đua đòi chạy theo lối sống của "con nhà giàu" không còn là chuyện hiếm. Chưa kể đến việc học hành bị ảnh hưởng, nợ nần chồng chất, cha mẹ ở quê chạy vạy khổ sở,...là những hệ lụy dễ nhận thấy nhất từ những cuộc đua vô nghĩa này.
Không cần iPhone hào nhoáng, người tốt, học hành chăm chỉ mà dùng điện thoại "ghẻ" vẫn được yêu quý như thường!
Kim Dung (SV năm 3, ĐH Thương mại) bày tỏ: "Lớp mình cũng có mấy bạn dùng điện thoại tiền triệu mà đổi xoành xoạch như thay áo ấy. Với những gia đình có điều kiện thì không sao, chứ với những bạn bố mẹ ở nhà làm lụng vất vả lo cho từng đồng ăn học mà cũng đòi mua điện thoại xịn để bằng bạn bằng bè thật không thể chấp nhận được. Không thương bố mẹ thì thôi mà còn sĩ diện hão"."Theo mình thì có điện thoại xịn, xe máy xịn hay laptop xịn chẳng nói lên điều gì cả. Trừ khi bạn tự làm ra tiền, dư dả chứ không phải là ngửa tay xin bố mẹ, ép bố mẹ mua cho bằng được. Người tốt, học hành chăm chỉ mà dùng điện thoại "ghẻ" vẫn được yêu quý như thường" - Dung nói thêm.
Đành rằng hình thức bề ngoài vẫn có vai trò nhất định để mỗi người khẳng định bản thân. Nhưng nếu cứ cố chạy theo trào lưu mà không quan tâm có phù hợp với hoàn cảnh và túi tiền của mình thì thật đáng ngại. Giá trị đích thực của con người không thể hiện qua vẻ bề ngoài mà thể hiện qua tâm hồn bên trong.
"Mình thấy sinh viên ít tiền mà lại là đối tượng "chơi" sang nhất. Trong khi nhiều doanh nhân giàu có săn lùng 110i giá vài trăm nghìn thì sinh viên cứ phải iPhone, galaxy hàng chục triệu đồng. Mình thì không quan trọng điện thoại bao nhiêu tiền, có hợp mốt hay không mà chỉ quan tâm xem các tính năng của nó có phù hợp với công việc và túi tiền của mình hay không" - Duy Đức, nhân viên kinh doanh FPT chia sẻ.