PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


contentgroup.ideas

contentgroup.ideas
MemBer
MemBer
Nước thải được thải ra từ các bệnh viện chứa dư lượng dược phẩm, mầm bệnh, thuốc thử hóa học, hạt nhân phóng xạ và các chất độc hại khác. Trước khi xử lý lượng nước thải lớn cần hiểu được đặc tính, số lượng để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình và công nghệ xử lý nước thải y tế đặc biệt là ở bệnh viện qua bài viết dưới đây

Giới thiệu công nghệ sinh học AAO xử lý nước thải đạt chuẩn cho nghành Y tế

• AAO là viết tắt của cụm từ Anaerobic (bể sinh học kỵ khí) – Anoxic (bể sinh học thiếu khí) – Oxic (bể sinh học hiếu khí). Đây cũng là ba giai đoạn xử lý quan trọng trong quy trình AAO.
• Công nghệ AAO có khả năng xử lý hiệu quả nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cao trong y tế, bệnh viện, sinh hoạt và công nghiệp.

• Công nghệ AAO đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước thải

• Kỵ khí (Anaerobic): Trong bể kị khí có các vi sinh vật kị khí hoạt động, chúng sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải thành thức ăn, sinh ra hợp chất ở dạng khí, còn được gọi là khí sinh học hay biogas.
• Bể thiếu khí (Anoxic): Hệ vi sinh vật thiếu khí xử lý các hợp chất chứa Nito và Photpho có trong nước thải (quá trình nitrat hóa và photphoril) chuyển thành hợp chất mới không chứa Nito, khí nitơ phân tử tạo thành sẽ bay ra ngoài và hợp chất không chứa photpho hoặc có chứa nhưng dễ dàng phân hủy bởi vi khuẩn hiếu khí.
• Hiếu khí (Oxic hay Aerobic): Trong bể có chứa các vi sinh vật lơ lửng ở dạng bùn hoạt tính, chúng hấp thụ oxy và chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới, giải phóng CO2 và năng lượng, nước.

Ưu điểm của công nghệ AAO:
• Phù hợp xử lý nước thải y tế có độ ô nhiễm cao.
• Thi công nhanh chóng, kết cấu nhỏ gọn, chiếm ít diện tích, có thể di chuyển, lắp đặt ở mức độ chìm nổi, nên dễ dàng di chuyển, bố trí lại.
• Mức độ tự động hóa cao, có khả năng kết hợp linh hoạt với các bể xử lý sẵn có.
• Ít tiêu thụ điện năng, chi phí vận hành thấp, chỉ khoảng 400 đến 500 đồng/m3.
• Khi lắp đặt chìm và kín thì không gây mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.

Nhược điểm:
• Công nghệ màng lọc để khử trùng có chi phí đầu tư ban đầu cao bao gồm chi phí bảo dưỡng màng lọc và thay thế thiết bị sau một thời gian hoạt động.
• Công nghệ AAO không dùng màng lọc mà khử trùng bằng hóa chất thì chi phí đầu tư ban đầu chỉ ở mức trung bình.

Quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn trong Y tế, bệnh viện

Nước thải y tế theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, chúng được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn (≥10mm). Điều này nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong quá trình vận hành.

Bước 1. Hố thu gom thường có kích thước sâu, bên trong bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước trong quá trình sản xuất.

Bước 2. Trong bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí. Tiếp theo, chúng được chuyển sang cụm Module AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.

Bước 3. Tại cụm module AAO, trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… Sau đó chuyển sang ngăn Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD. Cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic (Aerobic) để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.

Bước 4. Cũng tại ngăn hiếu khí này, màng lọc công nghệ sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải y tế sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng.

Bước 5. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại ngăn Anoxic để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Bước 6. Nguồn nước sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT. Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được hút đem đi chôn lấp.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết