Bảo Hân
Xưởng in bao bì là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mọi ngành hàng và hội tụ đầy đủ chức năng thông tin, trưng bày, quảng bá. Bao bì sản phẩm có ý nghĩa lớn không chỉ về yếu tố cung cấp thành phần. Mà còn khẳng định sự độc đáo của từng nhãn hàng qua hình ảnh thiết kế đặc trưng, riêng biệt. Vậy bao bì sản phẩm là gì? Ý nghĩa của việc sử dụng bao bì hiện nay là gì? Bài viết dưới đây sẽ đi tìm lời đáp cho những câu hỏi này.
Những thông tin cơ bản về bao bì sản phẩm
Về cơ bản, bao bì sản phẩm được định nghĩa như một sản phẩm được “tô điểm” bởi màu sắc, hình ảnh, thiết kế, cấu trúc,… khác biệt theo từng ngành hàng. Ra đời với mục đích chứa đựng, bao bọc và giữ gìn tính nguyên bản của sản phẩm một cách tốt nhất, bao bì chính là thứ không thể thiếu, không thể không nhìn thấy mỗi khi mặt hàng chính thức về đến tay người tiêu dùng.
Xuất phát điểm từ việc dùng lá cây, vỏ cây để gói, bao lại thành phẩm, sản phẩm, đến ngày nay, người dân đã cho ra đời vô vàn các loại bao bì khác nhau với chất liệu đa dạng, phong phú và ngày càng tân tiến như giấy, nhựa,… sao cho vừa đảm bảo tính bền, “khỏe”, vừa khẳng định giá trị thẩm mỹ cao.
Ý nghĩa quan trọng của bao bì sản phẩm
Là “bộ mặt” đại diện cho sản phẩm của cả thương hiệu, doanh nghiệp, bao bì sản phẩm mang lại vô vàn công năng, tiện ích tối ưu dành cho mặt hàng, cho nhà sản xuất và cho người tiêu dùng.
• Bảo vệ nguyên vẹn giá trị của sản phẩm khi đến tay khách hàng
• Mang lại đầy đủ thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất đặc biệt là bao bì sản phẩm công nghiệp đến người tiêu dùng (tên, nguyên liệu cấu thành, hướng dẫn sử dụng cụ thể, thông tin địa chỉ nhà sản xuất, hạn sử dụng,…)
• Dễ dàng hóa quá trình vận chuyển bằng xe nâng (đặc biệt với sản phẩm khó cầm, nắm như nước, chất lỏng nói chung hoặc gia vị nấu ăn như tiêu, muối, đường,…)
• Tiện lợi trong phân phối, trưng bày trên kệ hàng, giúp người bán dễ dàng sắp xếp, người mua thuận tiện trong việc lựa chọn sản phẩm ưng ý một cách nhanh nhất.
• Phương thức quảng cáo và “đánh” mạnh vào tâm lý ưa cái đẹp của khách hàng (bao bì sản phẩm là cách marketing hiệu quả khi thu hút người tiêu dùng nhờ lối thiết kế đặc trưng của mỗi nhãn hàng, nhận diện thương hiệu dễ dàng giữa muôn vàn mặt hàng trên thị trường).
Phân loại bao bì sản phẩm
Với từng loại sản phẩm, mặt hàng khác nhau, nhà sản xuất cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng sử dụng từng loại bao bì riêng biệt sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể phân loại các loại bao bì sản phẩm như sau:
Bao bì sản phẩm theo chức năng
• Bao bì bên ngoài: loại bao bì này thường được sử dụng trong quá trình vận chuyển với mục đích đảm bảo tốt nhất chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.
• Bao bì bên trong: là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng, thường dùng ở các loại sản phẩm như muối, mì chính, nước ngọt,…
Bao bì sản phẩm theo vật liệu cấu tạo
• Bao bì bằng giấy: túi giấy, thùng carton… Loại bao bì này không mùi, không độc hại, dễ tái chế, dễ thiết kế và in ấn.
• Bao bì bằng kim loại: tuy có giá thành khá đắt đỏ và trọng lượng nặng, lớn hơn bao bì giấy, tuy nhiên chất liệu này lại tốt và hoàn toàn có khả năng tái sử dụng. Một vài mặt hàng tiêu biểu thường dùng loại bao bì này có thể kể đến: xăng, dầu, khí nén,…
• Bao bì bằng gỗ: loại bao bì này “được lòng” người dùng nhờ độ bền khá cao và dễ khai thác, dễ sử dụng lại nhiều lần. Tuy nhiên, một nhược điểm cần lưu ý của loại bao bì này chính là dễ cháy, nặng và có nguy cơ bị hỏng hóc do mối mọt.
• Bao bì bằng thủy tinh: “quen mặt” với những mặt hàng như rượu bia, nước ngọt, nước hoa,… Những chai thủy tinh khá an toàn, không có chất độc, không phản ứng mạnh với hàng hóa. Tuy nhiên, loại bao bì này lại dễ vỡ và khó đảm bảo chất lượng khi vận chuyển đường dài nếu không có biện pháp bao bọc kỹ lưỡng.
Bao bì sản phẩm theo số lần sử dụng
• Bao bì dùng 1 lần: loại bao bì này gần như không có khả năng tái sử dụng và chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất
• Bao bì dùng nhiều lần: có khả năng sử dụng lại, thường được cấu tạo bằng kim loại cứng, bền hoặc chất dẻo tổng hợp
Những thông tin cơ bản về bao bì sản phẩm
Về cơ bản, bao bì sản phẩm được định nghĩa như một sản phẩm được “tô điểm” bởi màu sắc, hình ảnh, thiết kế, cấu trúc,… khác biệt theo từng ngành hàng. Ra đời với mục đích chứa đựng, bao bọc và giữ gìn tính nguyên bản của sản phẩm một cách tốt nhất, bao bì chính là thứ không thể thiếu, không thể không nhìn thấy mỗi khi mặt hàng chính thức về đến tay người tiêu dùng.
Xuất phát điểm từ việc dùng lá cây, vỏ cây để gói, bao lại thành phẩm, sản phẩm, đến ngày nay, người dân đã cho ra đời vô vàn các loại bao bì khác nhau với chất liệu đa dạng, phong phú và ngày càng tân tiến như giấy, nhựa,… sao cho vừa đảm bảo tính bền, “khỏe”, vừa khẳng định giá trị thẩm mỹ cao.
Ý nghĩa quan trọng của bao bì sản phẩm
Là “bộ mặt” đại diện cho sản phẩm của cả thương hiệu, doanh nghiệp, bao bì sản phẩm mang lại vô vàn công năng, tiện ích tối ưu dành cho mặt hàng, cho nhà sản xuất và cho người tiêu dùng.
• Bảo vệ nguyên vẹn giá trị của sản phẩm khi đến tay khách hàng
• Mang lại đầy đủ thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất đặc biệt là bao bì sản phẩm công nghiệp đến người tiêu dùng (tên, nguyên liệu cấu thành, hướng dẫn sử dụng cụ thể, thông tin địa chỉ nhà sản xuất, hạn sử dụng,…)
• Dễ dàng hóa quá trình vận chuyển bằng xe nâng (đặc biệt với sản phẩm khó cầm, nắm như nước, chất lỏng nói chung hoặc gia vị nấu ăn như tiêu, muối, đường,…)
• Tiện lợi trong phân phối, trưng bày trên kệ hàng, giúp người bán dễ dàng sắp xếp, người mua thuận tiện trong việc lựa chọn sản phẩm ưng ý một cách nhanh nhất.
• Phương thức quảng cáo và “đánh” mạnh vào tâm lý ưa cái đẹp của khách hàng (bao bì sản phẩm là cách marketing hiệu quả khi thu hút người tiêu dùng nhờ lối thiết kế đặc trưng của mỗi nhãn hàng, nhận diện thương hiệu dễ dàng giữa muôn vàn mặt hàng trên thị trường).
Phân loại bao bì sản phẩm
Với từng loại sản phẩm, mặt hàng khác nhau, nhà sản xuất cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng sử dụng từng loại bao bì riêng biệt sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể phân loại các loại bao bì sản phẩm như sau:
Bao bì sản phẩm theo chức năng
• Bao bì bên ngoài: loại bao bì này thường được sử dụng trong quá trình vận chuyển với mục đích đảm bảo tốt nhất chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.
• Bao bì bên trong: là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng, thường dùng ở các loại sản phẩm như muối, mì chính, nước ngọt,…
Bao bì sản phẩm theo vật liệu cấu tạo
• Bao bì bằng giấy: túi giấy, thùng carton… Loại bao bì này không mùi, không độc hại, dễ tái chế, dễ thiết kế và in ấn.
• Bao bì bằng kim loại: tuy có giá thành khá đắt đỏ và trọng lượng nặng, lớn hơn bao bì giấy, tuy nhiên chất liệu này lại tốt và hoàn toàn có khả năng tái sử dụng. Một vài mặt hàng tiêu biểu thường dùng loại bao bì này có thể kể đến: xăng, dầu, khí nén,…
• Bao bì bằng gỗ: loại bao bì này “được lòng” người dùng nhờ độ bền khá cao và dễ khai thác, dễ sử dụng lại nhiều lần. Tuy nhiên, một nhược điểm cần lưu ý của loại bao bì này chính là dễ cháy, nặng và có nguy cơ bị hỏng hóc do mối mọt.
• Bao bì bằng thủy tinh: “quen mặt” với những mặt hàng như rượu bia, nước ngọt, nước hoa,… Những chai thủy tinh khá an toàn, không có chất độc, không phản ứng mạnh với hàng hóa. Tuy nhiên, loại bao bì này lại dễ vỡ và khó đảm bảo chất lượng khi vận chuyển đường dài nếu không có biện pháp bao bọc kỹ lưỡng.
Bao bì sản phẩm theo số lần sử dụng
• Bao bì dùng 1 lần: loại bao bì này gần như không có khả năng tái sử dụng và chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất
• Bao bì dùng nhiều lần: có khả năng sử dụng lại, thường được cấu tạo bằng kim loại cứng, bền hoặc chất dẻo tổng hợp