nhi45271@gmail.com
Mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Để mất ngủ không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể lựa chọn thăm khám và điều trị mất ngủ hiệu quả bằng y học cổ truyền.
Mất ngủ là một rối loạn về giấc ngủ khá phổ biến trong xã hội hiện đại bao gồm các biều hiện: khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ thức giấc và khó quay trở lại giấc ngủ, cảm giác ngủ không đủ, uể oải mệt mỏi sau khi ngủ dậy, khó tập trung ảnh hưởng cuộc sống. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trong vòng 1 tháng thì được gọi là mất ngủ cấp tính, nếu kéo dài hơn 1 tháng thì là mạn tính. Mất ngủ là một triệu chứng đa nguyên nhân, đa cơ chế, xuất hiện không chỉ ở người lớn tuổi mà cả những người trẻ.
Hậu quả của việc mất ngủ kéo dài có thể gây trầm cảm, làm nặng hơn tình trạng của các bệnh nền hiện mắc như các bệnh về tim mạch, tiêu hóa và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc của người bệnh.
Điều trị như thế nào?
Điều trị mất ngủ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây mất ngủ là nguyên phát hay thứ phát. Vì thế cần phối hợp đa phương pháp: thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, vận động, học tập, làm việc không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ, liệu pháp tâm lý, thiền hoặc yoga trị liệu,… dùng thuốc hóa dược là phương án cân nhắc sau cùng vì các nhóm thuốc điều trị mất ngủ hiện nay thường dễ gây nghiện và có nhiều tác dụng phụ.
Y học cổ truyền ngoài việc dùng các bài thuốc có thành phần từ thảo dược thân thiện hơn với cơ thể, còn có các phương pháp không dùng thuốc như thực dưỡng, dưỡng sinh, xoa bóp, day ấn huyệt và nhất là châm cứu (đầu châm, nhĩ châm) đã được nghiên cứu, ứng dụng rất nhiều, đạt hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ.
Nghiên cứu
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp từ 42 bài RCTs của các tác giả ở Đại học Tế Nam-Trung Quốc, năm 2019, với hơn 33 000 người bị mất ngủ nguyên phát tham gia. Nghiên cứu phân tích cho thấy so với thuốc tây, thì 6 phương pháp châm sau đây có hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt hơn: đầu châm, điện châm vùng đầu, thể châm, điệm châm vùng cơ thể và ôn châm, trong đó đầu châm cho hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu vào tháng 3/2020 tại Thành Đô, Trung Quốc trên 96 người bị mất ngủ, 1 nhóm được dùng châm bằng kim thật và 1 nhóm dùng kim có đầu tù (châm cứu giả dược), liệu trình và phương huyệt của 2 nhóm đều giống nhau, đánh giá kết quả dựa theo bảng chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Sau 2 tuần điều trị, kết luận của tác giả cho thấy so với châm cứu giả dược, châm bằng kim thật cải thiện đáng kể chứng mất ngủ, và hiệu quả lâm sàng được duy trì trong ít nhất 6 tuần.
Một trường hợp cụ thể:
Người bệnh nữ, 65 tuổi, đến khám vì mất ngủ (mỗi đêm ngủ khoảng 2 – 3 tiếng, trằn trọc, khó vào giấc) kèm những triệu chứng như ăn uống kém, hay buồn nôn. Sau hơn 1 tuần điều trị bằng các phương pháp: điện châm, cứu ấm, xoa bóp kết hợp với thuốc thang (sắc nước uống), thuốc ngâm an thần (pha nước ấm và ngâm chân vào buổi tối trước ngủ), người bệnh ngủ được khoảng 4 tiếng mỗi đêm, còn trằn trọc nhưng vào giấc ngủ dễ hơn, hết buồn nôn, ăn uống khá hơn.
Trong quá trình thăm khám, đa số người bệnh kể rằng họ thường ngủ không đủ thời gian, rất khó đi vào giấc ngủ và hay bị tỉnh giấc giữa chừng, ngủ đủ thời gian nhưng giấc ngủ không sâu và đầy mộng mị, mất ngủ trắng đêm.
Điều trị các bệnh về mất ngủ tuân thủ theo hai nguyên tắc chính là “Toàn diện” (chỉnh thể) và “Biện chứng luận trị” với hai nhóm biện pháp chủ yếu là: dùng thuốc và không dùng thuốc. Dùng thuốc tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các cổ phương (bài thuốc cổ) gia giảm hợp lý theo “biện chứng luận trị” hoặc xây dựng các tân phương trên cơ sở “biện chứng dụng dược” dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như: thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn mềm hoặc cứng, thuốc đan, thuốc tán hoặc bột thuốc.”
Ngoài ra còn có các dạng thuốc được sử dụng dưới dạng món ăn-bài thuốc (gọi là Dược thiện) như trà thuốc, rượu thuốc, cháo thuốc, canh thuốc…mang đậm tính tự nhiên, rất dễ được cơ thể con người chấp nhận. Thêm nữa, trên cơ sở “Nội ẩm ngoại đồ” y học cổ truyền ngoài việc dùng thuốc uống trong còn kết hợp với các thuốc dùng ngoài dưới hình thức xông, xoa, bôi, đắp, tắm, ngâm…Nhiều phương thuốc được dùng để ngâm châm trước khi đi ngủ cũng đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện giấc ngủ khá độc đáo.
Người bệnh khi có triệu chứng mất ngủ kéo dài thì nên đi khám và điều trị sớm. Vì mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não kinh diễn, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não, đột quỵ tim…đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi vốn mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, vữa xơ động mạch…
Hiện nay, để trị liệu tình trạng mất ngủ, y học hiện đại thường kết hợp chặt chẽ giữa giải quyết nguyên nhân, điều trị cơ chế bệnh sinh và triệu chứng bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc chọn lựa và sử dụng các thuốc chống lo âu trầm cảm, an thần trấn tĩnh, thuốc ngủ…kết hợp với tâm lý liệu pháp, tư vấn thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao…Tuy nhiên, trong không ít trường hợp hiệu quả đạt được chưa cao, chưa làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc, nhất là việc sử dụng thuốc an thần, gây ngủ lâu dài hoặc lạm dụng còn dẫn đến những tác dụng không mong nuốn và gây tình trạng quen thuốc, thậm chí nghiện thuốc.
Mất ngủ là một rối loạn về giấc ngủ khá phổ biến trong xã hội hiện đại bao gồm các biều hiện: khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ thức giấc và khó quay trở lại giấc ngủ, cảm giác ngủ không đủ, uể oải mệt mỏi sau khi ngủ dậy, khó tập trung ảnh hưởng cuộc sống. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trong vòng 1 tháng thì được gọi là mất ngủ cấp tính, nếu kéo dài hơn 1 tháng thì là mạn tính. Mất ngủ là một triệu chứng đa nguyên nhân, đa cơ chế, xuất hiện không chỉ ở người lớn tuổi mà cả những người trẻ.
Hậu quả của việc mất ngủ kéo dài có thể gây trầm cảm, làm nặng hơn tình trạng của các bệnh nền hiện mắc như các bệnh về tim mạch, tiêu hóa và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc của người bệnh.
Điều trị như thế nào?
Điều trị mất ngủ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây mất ngủ là nguyên phát hay thứ phát. Vì thế cần phối hợp đa phương pháp: thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, vận động, học tập, làm việc không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ, liệu pháp tâm lý, thiền hoặc yoga trị liệu,… dùng thuốc hóa dược là phương án cân nhắc sau cùng vì các nhóm thuốc điều trị mất ngủ hiện nay thường dễ gây nghiện và có nhiều tác dụng phụ.
Y học cổ truyền ngoài việc dùng các bài thuốc có thành phần từ thảo dược thân thiện hơn với cơ thể, còn có các phương pháp không dùng thuốc như thực dưỡng, dưỡng sinh, xoa bóp, day ấn huyệt và nhất là châm cứu (đầu châm, nhĩ châm) đã được nghiên cứu, ứng dụng rất nhiều, đạt hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ.
Nghiên cứu
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp từ 42 bài RCTs của các tác giả ở Đại học Tế Nam-Trung Quốc, năm 2019, với hơn 33 000 người bị mất ngủ nguyên phát tham gia. Nghiên cứu phân tích cho thấy so với thuốc tây, thì 6 phương pháp châm sau đây có hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt hơn: đầu châm, điện châm vùng đầu, thể châm, điệm châm vùng cơ thể và ôn châm, trong đó đầu châm cho hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu vào tháng 3/2020 tại Thành Đô, Trung Quốc trên 96 người bị mất ngủ, 1 nhóm được dùng châm bằng kim thật và 1 nhóm dùng kim có đầu tù (châm cứu giả dược), liệu trình và phương huyệt của 2 nhóm đều giống nhau, đánh giá kết quả dựa theo bảng chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Sau 2 tuần điều trị, kết luận của tác giả cho thấy so với châm cứu giả dược, châm bằng kim thật cải thiện đáng kể chứng mất ngủ, và hiệu quả lâm sàng được duy trì trong ít nhất 6 tuần.
Một trường hợp cụ thể:
Người bệnh nữ, 65 tuổi, đến khám vì mất ngủ (mỗi đêm ngủ khoảng 2 – 3 tiếng, trằn trọc, khó vào giấc) kèm những triệu chứng như ăn uống kém, hay buồn nôn. Sau hơn 1 tuần điều trị bằng các phương pháp: điện châm, cứu ấm, xoa bóp kết hợp với thuốc thang (sắc nước uống), thuốc ngâm an thần (pha nước ấm và ngâm chân vào buổi tối trước ngủ), người bệnh ngủ được khoảng 4 tiếng mỗi đêm, còn trằn trọc nhưng vào giấc ngủ dễ hơn, hết buồn nôn, ăn uống khá hơn.
Trong quá trình thăm khám, đa số người bệnh kể rằng họ thường ngủ không đủ thời gian, rất khó đi vào giấc ngủ và hay bị tỉnh giấc giữa chừng, ngủ đủ thời gian nhưng giấc ngủ không sâu và đầy mộng mị, mất ngủ trắng đêm.
Điều trị các bệnh về mất ngủ tuân thủ theo hai nguyên tắc chính là “Toàn diện” (chỉnh thể) và “Biện chứng luận trị” với hai nhóm biện pháp chủ yếu là: dùng thuốc và không dùng thuốc. Dùng thuốc tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các cổ phương (bài thuốc cổ) gia giảm hợp lý theo “biện chứng luận trị” hoặc xây dựng các tân phương trên cơ sở “biện chứng dụng dược” dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như: thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn mềm hoặc cứng, thuốc đan, thuốc tán hoặc bột thuốc.”
Ngoài ra còn có các dạng thuốc được sử dụng dưới dạng món ăn-bài thuốc (gọi là Dược thiện) như trà thuốc, rượu thuốc, cháo thuốc, canh thuốc…mang đậm tính tự nhiên, rất dễ được cơ thể con người chấp nhận. Thêm nữa, trên cơ sở “Nội ẩm ngoại đồ” y học cổ truyền ngoài việc dùng thuốc uống trong còn kết hợp với các thuốc dùng ngoài dưới hình thức xông, xoa, bôi, đắp, tắm, ngâm…Nhiều phương thuốc được dùng để ngâm châm trước khi đi ngủ cũng đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện giấc ngủ khá độc đáo.
Người bệnh khi có triệu chứng mất ngủ kéo dài thì nên đi khám và điều trị sớm. Vì mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não kinh diễn, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não, đột quỵ tim…đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi vốn mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, vữa xơ động mạch…
Hiện nay, để trị liệu tình trạng mất ngủ, y học hiện đại thường kết hợp chặt chẽ giữa giải quyết nguyên nhân, điều trị cơ chế bệnh sinh và triệu chứng bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc chọn lựa và sử dụng các thuốc chống lo âu trầm cảm, an thần trấn tĩnh, thuốc ngủ…kết hợp với tâm lý liệu pháp, tư vấn thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao…Tuy nhiên, trong không ít trường hợp hiệu quả đạt được chưa cao, chưa làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc, nhất là việc sử dụng thuốc an thần, gây ngủ lâu dài hoặc lạm dụng còn dẫn đến những tác dụng không mong nuốn và gây tình trạng quen thuốc, thậm chí nghiện thuốc.